Du lịch Đà Nẵng.

Những đảo du lịch đẹp phải đi tàu ở Việt Nam

1:16:00 PM |
TƯ VẤN VÀ NHẬN TOUR ĐI CÁC ĐẢO TẠI ĐÂY!
Liên hệ đặt tour : Mr Tân : 0935.228.333 
 Email: tanvn@vietlandviewtravel.com
Nhấn vào đây và gửi cho tôi email!
Tham khảo các tour từ Quảng Trị Tại đây! - CHUYÊN TOUR XUẤT PHÁT TỪ QUẢNG TRỊ!

Các đảo ngọc hút khách du lịch thường nằm cách đất liền hàng giờ đi tàu. Do đó, để chuyến đi được suôn sẻ, bạn cần nắm rõ lịch hoạt động của tàu cũng như giá vé.
Đi tàu trên biển dù cẩn trọng vẫn sẽ gặp những tình huống không thể lường trước.
Đi phà ra đảo Cát Bà (Hải Phòng)
Tàu cao tốc xuất phát tại Bến Bính, từ 8h sáng đến 16h trưa, 2 tiếng một chuyến, mỗi chuyến 50 phút.
Phà Đình Vũ qua 2 lần phà khoảng 2 – 2,5h. Phà ở bến Đình hoạt động từ 6h30 đến 17h, 1h/chuyến ; phà ở bến Gót hoạt động từ 6h đến 18h, 30phút/chuyến.
Phà Tuần Châu xuất bến tại Hạ Long, chạy qua vịnh Hạ Long đến bến Gia Luận. Từ tháng 5 đến tháng 8 mùa du lịch hay bị quá tải do lượng khách đông.
Giá vé từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng, tùy loại vé.
12-7-4-8809-1397809419.jpg
Tàu ra đảo Cô Tô khi ra khỏi vùng vịnh Bãi Tử Long khoảng 1,5 tiếng sẽ gặp nhiều sóng to. Ảnh: ThanhnienViet.
Đi tàu ra đảo Cô Tô, Quan Lạn, Ngọc Vừng (Quảng Ninh)
Vào những ngày sóng lớn, thuyền không được phép ra đảo. Cẩn trọng với những người bị say sóng.
Ra đảo Ngọc Vừng đi tàu mất hơn 2 tiếng. Hàng ngày vào 7h sáng đều có tàu ra đảo từ cảng Vân Đồn hoặc từ bến Cẩm Phả vào 13h chiều. Giá vé 60.000 đồng.
Ra đảo Quan Lạn mất khoảng 1,5 tiếng. Tàu cao tốc Hòn Gai – Quan Lạn (ngày 2 chuyến): xuất phát 10h30 và 14h hàng ngày, thời gian từ 50 phút - 1h15 phút. Tàu cao tốc Cái Rồng – Quan Lạn: xuất phát 8h và 14h hàng ngày, thời gian 45 phút. Tàu gỗ Vân Đồn - Quan Lạn: 7h và 13h. Quan Lạn - Vân Đồn: 7h và 13h. Giá vé từ 80.000 đến 150.000 đồng.
Ra đảo Cô Tô mất khoảng 3 tiếng. Tàu gỗ Cái Rồng - Cô Tô, từ thứ 2 tới thứ 6 lúc 7h và 13h thứ 4, thứ 6 và chủ nhật. Cô Tô - Cái Rồng, sáng 07h từ thứ 2 đến chủ nhật. Chiều 13h các ngày thứ 5, thứ 7 và chủ nhật. Giá vé 95.000 đồng. Tàu cao tốc đi Cô Tô lúc 13h và về Cái Rồng lúc 08h các ngày. Giá vé 150.000 đồng.
Đi tàu ra Cù Lao Chàm (Quảng Nam)
Tàu gỗ chuyên chở cả người, xe và hàng hóa xuất phát ở 2 bến: Bến ở ngay chợ đêm đường Nguyễn Hoàng và bến tàu Cửa Đại. Xuất phát lúc 8h sáng đến Cù Lao Chàm lúc 10 rưỡi hoặc 11h sáng. Chuyến tàu về xuất phát từ bãi Làng lúc 11 giờ. Giá vé chiều đi: 50.000 đồng/người.
Cano đến Cù Lao Chàm khoảng 20 phút, chuyến về từ đảo muộn nhất lúc 17h chiều. Giá vé 150.000 đồng/người.
lysonbaoquangngai-JPG-2900-1397809419.jp
Chỉ cần có song to một chút, tàu ra đảo Lý Sơn sẽ không được phép hoạt động. Ảnh:Baoquangngai.
Thuyền ra đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Đảo Lý Sơn cách cảng Sa Kỳ khoảng một tiếng đi tàu cao tốc. Vào những ngày sóng to, tàu không được phép ra đảo.
Hiện nay, có 3 tàu cao tốc là An Hải, Lý Sơn và An Vĩnh cùng chạy lúc 8h sáng mỗi ngày ra đảo Lý Sơn. Tàu chạy lúc 8h sáng, nhưng do lượng khách đông nên thông thường cứ đủ khách là tàu xuất bến. Tàu về lại đất liền cũng 8h sáng hàng ngày. Giá vé 95.000 đồng/người.
Tàu cao tốc ra đảo Phú Quốc (Kiên Giang)
Tàu ra đảo Phú Quốc xuất phát từ hai điểm Rạch Giá và Hà Tiên (đều thuộc tỉnh Kiên Giang). Từ Rạch Giá, tàu ra đảo và về lại đất liền xuất bến khoảng 8h sáng, thời gian ra đảo là 2,5 tiếng đồng hồ, chạy tàu cao tốc. Giá vé gần 400.000 đồng.
Từ Hà Tiên, tàu ra đảo và vào trở lại cũng khoảng 8h, ra đảo trong khoảng 1,5 tiếng đồng hồ và giá vé khoảng hơn 200.000 đồng. Khai thác tàu ra đảo có các hãng Dương Đông Savana…
taudiphuquocsp1songkien-2140-1397809419.
Đi Phú Quốc và Côn Đảo, bạn có thể chọn đường hàng không, nhanh và an toàn hơn. Ảnh: Phuquoc.
Tàu cao tốc ra Côn Đảo ( Bà Rịa Vũng Tàu)
Từ Vũng Tàu bạn mất một đêm trên tàu, sáng hôm sau là tới. Chuyến đi bắt đầu lúc 5h chiều, giá vé khoảng 400.000đ.
Hân Hân-vnexpress.v
n
Read more…

20 điều không nên bỏ lỡ khi ở Phú Quốc

2:13:00 PM |
TƯ VẤN VÀ NHẬN TOUR ĐI PHÚ QUỐC TẠI ĐÂY!
Liên hệ đặt tour : Mr Tân : 0935.228.333 
 Email: tanvn@vietlandviewtravel.com
Nhấn vào đây và gửi cho tôi email!


Dưới đây là 20 trải nghiệm mà bất cứ du khách nào cũng muốn thực hiện khi đến Phú Quốc, Kiên Giang:
1. Ngắm hoàng hôn Dinh Cậu: Nằm tại thị trấn Dương Đông, ghềnh đá có hình như trái núi lạ mắt ba bề sóng vỗ, đỉnh núi được điểm tô bằng ngôi miếu cổ mái ngói rêu phong trên nóc có đôi rồng chầu nguyệt bằng sứ men lam, dưới tán cây cổ thụ xòe rộng như chiếc lọng xanh cả bốn mùa. Từ đây có thể ngắm ngọn hải đăng nhỏ phía xa và bãi tắm của người dân thị trấn.
2. Lặn ngắm san hô ở Hòn Thơm: Tại đây bạn có thể lặn ngắm san hô, xem các khu nuôi trồng thủy sản của ngư dân, khu nuôi ngọc trai và chế tác ngọc.
12-2302-1396587785.jpg
Suối Tranh trong mùa nước. Ảnh: Gesdman.
3. Picnic ở Suối Tranh: Từ khoảng tháng 6 đến tháng 9 là thời điểm suối có nhiều nước. Đây là địa điểm tổ chức cắm trại, dã ngoại và tắm thú vị rất được các bạn nước ngoài ưa thích.
4. Bơi trong suối Đá Bàn: Tương truyền, những tảng đá này là nơi các tiên nữ thường ngồi tắm mát mỗi lần hạ giới. Đá tầng tầng lớp lớp đổ dài uốn quanh về phía thượng nguồn.
5. Chiêm ngưỡng cảnh quan suối Đá Ngọn: Nguồn nước dồi dào, khung cảnh hữu tình, từ tháng 11 đến tháng 4 là thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm dòng suối với cảnh sắc không khác ở Tây Nguyên.
6. Thỏa sức tắm biển trên bãi Dài: Một trong 10 bãi biển được các tạp chí quốc tế bình chọn hoang sơ và đẹp nhất thế giới. Bãi biển có chiều dài hơn 1,5 km với cát trắng, làn nước trong vắt, thoai thoải cùng hàng dương xanh thẳng tắp.
7. Thỏa mãn với bãi Sao: Đây thuộc hàng những bãi tắm đẹp nhất tại Phú Quốc, nằm gần suối Tranh, nơi sở hữu bờ cát trắng mịn cong cong hình vầng trăng dài hơn 7 km.
9635612424-3e213e664f-o-5070-1396587785.
Quanh đảo ngọc là vô vàn những bãi biển đẹp mà bạn có thể dừng lại để khám phá. Ảnh: Gesdman.
8. Hoang sơ bãi Khem: Khu du lịch được dân địa phương khai thác, bãi tắm này nổi tiếng với cát trắng mịn như bột, giá cả rẻ và đồ hải sản ngon.
9. Khám phá mũi Gành Dầu: Mũi đất nhô ra biển ở Tây Bắc đảo thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và đặc trưng nhất. Gành Dầu có bãi tắm hình cánh cung trải dài 500 m, nước biển trong vắt với làn cát mịn, sóng nhỏ. Từ đây, có thể tham quan các địa điểm làm cá cơm trên con đường chạy dọc ven biển mát lộng.
10. Thám hiểm rừng quốc gia Phú Quốc: Nằm trên khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn, lá phổi xanh của đảo chứa đựng nhiều loài cây quý hiếm với con đường mòn đất đỏ chạy zíc zắc.
21-8256-1396587785.jpg
Cuộc sống giản dị trên những làng chài. Ảnh: Gesdman.
11. Ghé thăm làng chài cổ Hàm Ninh: Nghề chính của làng là nghề lặn bắt ngọc trai, hải sâm (đồn đột) và giăng lưới ghẹ. Những con ghẹ tươi rói vừa bắt lên đem luộc, màu đỏ tươi, thịt chắc, chấm muối tiêu chanh ngon và ngọt thịt.
12. Thăm bảo tàng Cội Nguồn: Bảo tàng tư nhân thứ 9 hiện có ở Việt Nam, lưu giữ hơn 3.000 cổ vật, trong đó có 300 bộ sách về Phú Quốc bằng các chữ Hán, Việt, Anh, Pháp. Bên cạnh đó là các khu vực trưng bày mỹ nghệ gỗ lụa; khu mỹ nghệ ốc biển; khu sản phẩm quà lưu niệm, ngọc trai; khu nhà sàn truyền thống vùng nông thôn Phú Quốc; khu bảo tồn chó xoáy, đại bàng biển và ó biển.
13. Tìm hiểu về nhà tù Phú Quốc: Tham quan khu di tích nhà tù tận mắt chứng kiến những hiện vật để lại tại đây, bạn sẽ thấy rõ hơn lòng yêu nước của đồng bào ta, hiểu hơn về lịch sử của dân tộc Việt Nam
14. Viếng thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực: Đền thờ được người dân Phú Quốc xây dựng để tưởng nhớ vị anh hùng có công với đất nước, với dân tộc. Hàng năm cứ đến ngày 28/8 âm lịch người dân ở Phú Quốc lại về đây làm giỗ ông.
9-6535-1396587786.jpg
Phía ngoài của nhà tù Phú Quốc hay còn gọi là nhà lao Cây Dừa. Ảnh: Gesdman.
15. Quà mang về từ các nhà sản xuất nước mắm: Phú Quốc có trên 100 nhà sản xuất nước mắm đang hoạt động và hàng năm đều đặn cho ra đời hàng trăm nghìn lít nước mắm thành phẩm với cách làm truyền thống hơn 100 năm của đảo. Bạn có thể mua làm quà mang về.
16. Thắp hương trong chùa Hộ Quốc: Đây là ngôi chùa mới khánh thành gần thị trấn An Thới, có tầm nhìn xuống bãi biển.
17. Đi chợ Phú Quốc: Khu chợ buôn bán tấp nập từ tờ mờ sáng với đủ các loại thuyền ghe chở hoa quả và hải sản đổ về. Cuộc sống bình dị mỗi ngày của người dân trên đảo đều có thể thấy được từ khu chợ này.
18. Tự tay hái chôm chôm: Trong mùa thu hoạch tháng 6 - 7, các vườn trái dọc con đường đến thị trấn Dương Đông chín đỏ khắp vườn bởi những trái chôm chôm. Bạn có thể vào vườn hái quả và mua trái tươi về ăn. Hãy cẩn thận với những chú kiến đen trên cây.
10269394344-e166f652ca-o-9120-1396587786
Hải sản tươi ngon. Ảnh: Gesdman.
19. Vườn tiêu: Hồ tiêu Phú Quốc nổi tiếng cay nồng có vị thơm đậm hơn những loại tiêu trồng ở xứ khác. Tham quan xong bạn có thể mua một ít hồ tiêu khô về làm quà tặng người thân.
20. Thưởng thức hải sản chợ đêm Dinh Cậu: chợ đêm mở từ 18h đến 23h hàng ngày tại thị trấn Dương Đông, nơi bạn tha hồ chọn và nếm các món ngon không thể bỏ qua như nhum biển, tôm hùm, gỏi cá trích và các loại ốc.
Hân Hân
Read more…

Cuộc thi Trình diễn ánh sáng và hình ảnh nghệ thuật Quốc tế tại Đà Nẵng

9:21:00 AM |
TƯ VẤN VÀ NHẬN TOUR VỀ "LỄ HỘI ÁNH SÁNG" TẠI ĐÂY!
Liên hệ đặt tour : Mr Tân : 0935.228.333 
 Email: tanvn@vietlandviewtravel.com
Nhấn vào đây và gửi cho tôi email!

Cuộc thi Trình diễn ánh sáng và hình ảnh nghệ thuật quốc tế Đà Nẵng (Danang International Lighting and Visual Art Contest - DILVAC) được dự kiến tổ chức vào 2 ngày thứ Bảy và Chủ Nhật cuối cùng của tháng 4/2014 (ngày 26 và 27/4/2014). Đây là lễ hội ánh sáng lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố của những cây cầu  – điểm nhấn độc đáo của du lịch Đà Nẵng trong tháng 4 này.

le hoi anh sang tai phap
Lễ hội ánh sáng tại Lyon Pháp năm 2013
Lễ hội trình diễn ánh sáng đã từng được tổ chức thành công tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như: Berlin (Đức), Ghent (Bỉ), Lyon (Pháp),… Ban Tổ chức hy vọng, lễ hội ánh sáng 2014 cũng sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp, trở thành sự kiện thu hút khách du lịch đến thành phố như Lễ hội pháo hoa Quốc tế.

le hoi anh sang tai nhat
Lễ hội ánh sáng tổ chức  tại Nhật
Tại Lễ hội trình diễn ánh sáng 2014 (DILVAC) sẽ có 4-5 đội đến từ các nước trên thế giới và đội chủ nhà Việt Nam tham dự (tối thiểu có 03 đội quốc tế). Các đội sẽ thể hiện màn trình diễn ánh sáng của đội mình trên nền âm thanh và cảnh quan thành phố Đà Nẵng với tư vấn của Công ty David Atkins Enterprises (Úc).

Được biết, David Atkins Enterprises là đơn vị thực hiện các màn trình diễn ánh sáng ấn tượng tại nhiều sự kiện quốc tế lớn như: lễ khai mạc và bế mạc Olympic Sydney 2000; Đại hội Thể thao Châu Á 2006 tại Doha (Qatar); Lễ khai mạc, bế mạc Thế vận hội mùa đông năm 2010 tại Vancouver, Canada; Khai mạc Expo 2010 tại Thượng Hải - lớn nhất trong lịch sử triển lãm thế giới kể từ năm 1851; Lễ kỷ niệm ngày thành lập thành phố ,Maxcova vào năm 2011…

le hoi anh sang 2012 tai gent bi
Lễ hội ánh sáng tổ chức tại Gent, Bỉ năm 2012
Bên cạnh đó, cuộc thi sẽ có các hoạt động bên lề hấp dẫn như: giao lưu nghệ thuật, triển lãm chiếu sáng nghệ thuật, gala dinner, các tour du lịch quanh các địa điểm nổi tiếng của Đà Nẵng.

le hoi anh sang tai duc
Lễ hội ánh sáng tại Berlin Đức năm 2013
Ban tổ chức cho biết, nếu Lễ hội trình diễn ánh sáng 2014 tổ chức thành công, Đà Nẵng sẽ xem xét tổ chức định kỳ 2 năm/lần vào các năm chẵn, xen kẽ với Cuộc thi Trình diễn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng được tổ chức các năm lẻ kể từ năm 2013.

le hoi anh sang tai phap 2013
Căn phòng ma thuật với những chiếc hộp kì ảo tại Lễ hội ánh sáng Pháp 2013
Từng được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của Lễ hội ánh sáng tại thành phố Lyon Pháp;  Lễ hội Ánh sáng tại Berlin, Đức năm 2013, Lễ hội ánh sáng tại Gent, Bỉ năm 2012 qua các phương tiện truyền thông, hi vọng năm 2014, du khách Việt Nam và quốc tế sẽ được cận cảnh những màn trình diễn ánh sáng hoành tráng tại Đà Nẵng. Và lễ hội năm nay sẽ thực sự tạo được ấn tượng lớn – trở thành lễ hội thường niên tại thành phố Đà Nẵng xinh đẹp.

Read more…

Quần thể tượng ở Thánh địa La Vang: Nơi nghệ thuật thăng hoa.

12:06:00 AM |
TƯ VẤN VÀ NHẬN TOUR VỀ "THÁNH ĐỊA LA VANG" TẠI ĐÂY!
Liên hệ đặt tour : Mr Tân : 0935.228.333 
 Email: tanvn@vietlandviewtravel.com

Nhấn vào đây và gửi cho tôi email!
Liên kết kiếm tiền.
Một quần thể điêu khắc có giá trị nghệ thuật vào bậc nhất trong lịch sử điêu khắc ở Việt Nam nhưng ít được biết đến nằm trong khuôn viên nhà thờ La Vang, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 

Tâm thức thờ Mẫu hay Mẹ Cả là phổ biến trong mọi nền văn hóa. Đơn cử việc sùng bái các di tích Thánh Mẫu Maria trên thế giới đã khiến các di tích này trở thành tâm điểm hành hương của tín đồ Thiên Chúa giáo, như Lourdre (Pháp), Fatima (Bồ Đào Nha), Plaza del Pilar (Tây Ban Nha), Guadalupe (Mexico)… Ở Việt Nam, cách thị xã Quảng Trị vài cây số, ở huyện Hải Lăng, La Vang không chỉ là một  thánh địa hành hương của người Công giáo Việt Nam…
Trải qua nhiều thăng trầm, La Vang nhiều lần phải tái thiết. Trong các cuộc tái thiết đó, quần thể tượng ở thánh địa này là công trình sáng tạo của điêu khắc gia Lê Ngọc Huệ (còn gọi là Bernard Huệ, sinh năm 1936 ở Huế) cùng với sự cộng tác đắc lực của người học trò tài ba của ông là Mai Chửng. Khi ấy Lê Ngọc Huệ mới tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Montpeller (Pháp), đang là giáo sư Trường Cao đẳng Mỹ thuật Huế, ông đã thổi một luồng gió mới của chủ nghĩa hiện đại vào điêu khắc Việt Nam. 
Quần thể tượng được thực hiện từ năm 1961-1962, gồm 15 pho đặt trên bệ, chất liệu tổng hợp từ xi măng trắng, nằm dọc cân xứng hai bên đường lát đá và rải thảm cỏ từ cổng tam quan đi vào trong khuôn viên Công trường Mân côi. Diện tích công trường 30 x 480 mét. Khuôn viên này dẫn đến đền thờ và lễ đài ngoài trời, cũng là hình ảnh thu nhỏ của đàn tế Nam Giao ở Huế. 

Toàn cảnh công trường Mân Côi
Mùa Hè năm 1972, công trường Mân Côi bị bom đạn cày xới lỗ chỗ, một số bức tượng bị tan nát hoặc bị sứt mẻ trầm trọng. Chỉ còn ba cây đa nhân tạo nơi đài Đức Mẹ là vẫn đứng vững, nguyên vẹn. Dấu tích hoang tàn kéo dài đến năm 1975. Từ năm 1995, Công trường Mân Côi đã được tái thiết hầu như nguyên trạng ban đầu với thành rào bao quanh, sân cỏ, trồng cây, đèn cao áp, lối đi được lát gạch chạy thẳng từ cổng tam quan đến lễ đài, và quần thể tượng bị hư hại cũng đã được phục chế.

Cuộc cách tân về tư duy điêu khắc 

Chủ đề 15 pho tượng của Lê Ngọc Huệ tương ứng với sự chiêm ngắm 15 mầu nhiệm Mân Côi gồm 5 sự vui, 5 sự thương và 5 sự mừng. Về mặt nghệ thuật, nhóm tượng La Vang lần đầu tiên mang phong cách hiện đại trừu tượng vào điêu khắc hiện đại Việt Nam, mà ở đây là sự kết hợp những khối hình học được tinh giản và cách điệu hoá, đạt tới mức vừa trừu tượng vừa cụ thể, cũng là trào lưu của nghệ thuật hiện đại phương Tây, vốn trở về việc tái tạo nghệ thuật nguyên thuỷ của các nền văn hoá. Tuy vậy, quần thể tượng vẫn chủ ý giữ tính tượng trưng và biểu hiện để gần gũi với quần chúng hơn. 
Điều đáng kể ở đây, không chỉ có sự cách điệu hình khối, Lê Ngọc Huệ đã nỗ lực đem đường nét vào trong điêu khắc để tạo hiệu quả về bóng sáng tối giữa các mảng hoặc khối với tiết điệu đầy thi vị, vừa như phương tiện dẫn dắt thị giác tập trung vào ý nghĩa hàm súc trong từng pho tượng khi chiêm ngắm.   

Xem kỹ quần thể tượng với 3 bộ thì thấy mỗi bộ về hình thể điêu khắc súc tích được cái ý tưởng cốt yếu của từng chủ đề. Ở bộ 5 sự vui điêu khắc chủ yếu dùng những đường nét cong đầy nữ tính, hình khối tròn mềm mại, hài hoà, khi vận dụng đường uốn lượn nhịp nhàng của cử động và y phục. Điều này phù hợp với những chủ đề giàu tình cảm như cảnh thiên thần truyền tin hoặc tình cảm giữa người nữ với nhau, việc sinh đẻ, tình mẹ con. Điêu khắc trong bộ 5 sự thương lại chủ yếu dùng những mẫu khối hình học lập thể táo bạo và mãnh liệt thích hợp để diễn tả nỗi khắc khoải và thống khổ vừa trong nội tâm và thể xác của Chúa trong cuộc khổ nạn. Còn với bộ 5 sự mừng, những đề tài hân hoan, thăng hoa và tôn vinh, thì hình khối điêu khắc hầu hết trở về với hình khối mang tính tượng trưng, với đường nét tròn đầy của nữ tính để diễn tả trạng thái viên mãn, nhất là với các bức thể hiện Đức Mẹ.

Quan trọng, dù ít người biết 
Lê Ngọc Huệ từng ở trong uỷ ban chuyên môn về mỹ thuật trong cuộc Triển lãm Mỹ thuật đệ nhất, gồm 22 quốc gia, tổ chức tại công viên Tao Đàn, Sài Gòn vào tháng 10/1962. Tại cuộc triển lãm này, Lê Ngọc Huệ và Điềm Phùng Thị là hai nhà điêu khắc quan trọng nhất của Việt Nam được mời gởi tác phẩm. Cả hai ngẫu nhiên trùng phùng qua hình tượng trụ cột tâm linh hướng tới những khát vọng hoà bình, gia đình và tổ tiên: Lê Ngọc Huệ với Trụ cột hòa bình, Điềm Phùng Thị với Trụ thần vật, ví như những trụ vật tổ (totem poles) hay trụ tượng nhà mồ Tây Nguyên ngày đêm đứng canh giữ giữa cõi sống và cõi bên kia là nơi cư ngụ của tổ tiên. Chúng ta hầu như không có thông tin về hoạt động nghệ thuật của nhà điêu khắc Lê Ngọc Huệ kể từ sau cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm năm 1963; ông đã sang Pháp sau đó. 

Tác phẩm của Lê Ngọc Huệ để lại tuy chỉ trong một giai đoạn ngắn nhưng có những giá trị đóng góp lâu dài đối với nghệ thuật điêu khắc hiện đại Việt Nam. Quần thể tượng là 15 đóa hồng mầu nhiệm chất chứa nhiều trạng thái cảm xúc từ bi tráng đến thăng hoa của con người, vượt cảnh giới thế tục qua sự cứu chuộc của tôn giáo và nghệ thuật, và nằm trong một không gian và thời gian kết tinh của tâm linh qua những thăng trầm của lịch sử. 

Có lẽ không tình cờ khi Quảng Trị là nơi 21 năm phân cách hai miền Nam - Bắc với vĩ  tuyến 17; nơi có dòng sông Thạch Hãn đẫm “mồ hôi của đá”; nơi trải qua nhiều tang thương của hơn 200 năm phân tranh Trịnh - Nguyễn, “Mẹ thương con ra cầu Ái Tử”; nơi được mệnh danh là “con đường buồn thiu” trong chiến tranh 1946-1954; và cuối cùng là nơi gánh chịu điêu tàn nhất của thời 1960-1975, lại trở thành nơi kết tụ tinh hoa của những thăng hoa nghệ thuật.

Sau đây xin giới thiệu thêm nhóm tượng 15 mầu nhiệm Mân Côi ở La Vang
Nhóm tượng 1: NĂM SỰ VUI
   Thiên thần truyền tin cho Đức Mẹ chịu thai.

 Đức Mẹ đi viếng bà thánh Isave

 Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu.
 Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh.
 Đức Mẹ tìm được Chúa Giêsu trong đền thánh.
Nhóm tượng 2: NĂM SỰ THƯƠNG
 Chúa Giêsu cầu nguyện trong vườn cây dầu
 
 Chúa Giêsu chịu đánh đòn.

 Chúa Giêsu chịu đội mão gai.


 Chúa Giêsu chịu vác thánh giá.

 
 Chúa Giêsu chịu chết trên cây thánh giá.
Nhóm tượng 3: NĂM SỰ MỪNG

Chúa Giêsu sống lại.

 Chúa Giêsu lên trời

 Chúa Thánh thần hiện xuống

 Đức Mẹ hồn xác lên trời 
 Đức Mẹ được tôn vinh trên trời
Hà Vũ Trọng (Nhà nghiên cứu)
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Read more…

Thánh Địa La Vang

12:00:00 AM |
TƯ VẤN VÀ NHẬN TOUR VỀ "THÁNH ĐỊA LA VANG" TẠI ĐÂY!
Liên hệ đặt tour : Mr Tân : 0935.228.333 
 Email: tanvn@vietlandviewtravel.com
Nhấn vào đây và gửi cho tôi email!

LIÊN KẾT CÁCH KIẾM TIỀN
Đức Mẹ La Vang là tên gọi mà giáo dân Công giáo Việt Nam đề cập đến hiện tượng Đức Mẹ Maria hiện ra trong một thời kỳ mà đạo Công giáo bị bắt bớ tại Việt Nam. La Vang ngày nay là một thánh địa và là nơi hành hương quan trọng của người Công giáo Việt Nam, nằm ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế. Các tín hữu tin rằng, Đức Mẹ Maria hiển linh ở khu vực này vào năm 1798. Một nhà thờ đã được xây dựng gần ba cây đa, nơi họ tin là Đức Mẹ đã hiện ra và được Tòa Thánh tôn phong là Tiểu Vương Cung Thánh đường La Vang từ năm 1961. Đây là một trong ba trung tâm hành hương Công giáo được chính quyền Việt Nam công nhận.


Theo một thuyết, dưới thời vua Cảnh thịnh nhà Tây Sơn có chính sách chống đạo Công Giáo. Cho nên để tránh sự trừng phạt của nhà Tây Sơn, nhiều giáo dân ở vùng Quảng Trị đã chạy lên vùng đất này. Đây là khu vực đồi núi hẻo lánh nên để liên lạc với nhau được thì họ phải "la" lớn, mà "la" lớn thì "vang". Cái tên La Vang ra đời.Tuy nhiên theo A.Tân người dân địa phương lại đưa ra một giải thích thuyết phục hơn,La Vang bắt nguồn từ chữ "Lá Vằng",một loại cây gần giống " cây chè " họ cây leo,mọc rất nhiều ở địa phương này nên khu vực này gọi là "Lá Vằng",thời Pháp thuộc,khi người Pháp phiên âm không có dấu nên gọi là " La Vang"....

Lịch sử Đức Mẹ hiện ra và lập nhà thờ không rõ ràng vì đã quá lâu và không được biên chép từ thời đó, hầu hết chỉ có lời truyền khẩu và nhiều giả thuyết khác nhau. Có giả thuyết là nhà thờ La Vang vốn được xây trên nền của một mái chùa Phạt giáo hoặc là một miếu thờ Bà (có thể là Phật bà quan âm hoặc bà chúa Liễu Hạnh) cho người đi rừng,nguyên là một mái nhà tranh dưới gốc cây đa và rào sơ bốn mặt, sau biến cố Mẹ Maria hiện ra năm 1789 được nhường cho giáo dân để xây một nơi thờ Mẹ Maria .Ý kiến khác cho rằng La Vang trước đó chỉ là một vùng hoang vắng, vùng rừng núi hẻo lánh. 


Theo giám mục Hồ Ngọc Cẩn kể lại lời truyền khẩu là năm 1885 nhà thờ bị đốt, và một nhóm giáo dân La Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ.Cha sở quản hạt Quảng Trị Patinier Kinh trong báo cáo năm 1894 có viết: "Năm 1885 ngôi nhà thờ ở đây cũng như những nhà thờ khác trong hạt, không thoát khỏi thảm họa... Khi hòa bình vừa vãn hồi, con đã cấp tốc dựng lại ngôi nhà thờ nhỏ bé, tạm bợ để chờ nguồn kinh phí cũng như để chờ cho tình hình bớt nhiễu nhương". Năm 1886 (có bản ghi là năm 1894) Đức Cha Caspar (Lộc) cho xây lại nơi đây đền thờ ngói, vì xây trên một vùng núi vận chuyển vật liệu khó khăn nên 15 năm mới hoàn thành. Năm 1901, đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08 tháng 08 để mừng khánh thành nhà thờ.


Năm 1924, nhận thấy ngôi nhà thờ ngói quá chật hẹp, lại đã xuống cấp cho nên một đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier được dựng lên thay thế và được khánh thành vào ngày 20 tháng 08 năm 1928, nhân dịp Đại hội La Vang 9. Thánh đường này được trùng tu năm 1959. Trong phiên họp ngày 13 tháng 04 năm 1961 Hội Đồng Giám Mục Miền Nam đã đồng thanh quyết định La Vang làTrung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc. Trong chiến cuộc Muà Hè 1972, bom đạn đã làm sập đổ hoàn toàn Vương Cung Thánh Đường, chỉ còn lại di tích tháp chuông loang lở. Từ năm 1995, tháp chuông và những công trình liên hệ như Nhà nguyện Đức Mẹ (một mái nhà tôn sau tháp cổ), Nhà nguyện Thánh Thể (xây từ năm 2002), Công trường Mân Côi, Lễ đài, Nhà hành hương (xây từ năm 2004), 3 cây đa (nơi Đức Mẹ hiện ra)... được tu sửa hay dựng mới.

Năm 2008, Thánh địa được chính quyền tỉnh Quảng Trị cấp thêm 21 ha dất để "phục vụ hoạt động tín ngưỡng của giáo dân". Theo linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền (quản nhiệm Trung tâm Thánh mẫu La Vang), đây là đất xưa từng thuộc về nhà thờ (trước 1975 là 23 ha) nay được giao trả lại.

Tổng hợp

Read more: http://diemhenviet.com/quang-tri-473/du-lich-quang-tri-thanh-dia-la-vang-6828/#ixzz2yV2oRiEc
Read more…

Chùa Hương mùa hoa gạo

10:10:00 AM |
TƯ VẤN VÀ NHẬN TOUR VỀ CHÙA HƯƠNGTẠI ĐÂY!
Liên hệ đặt tour : Mr Tân : 0935.228.333 
 Email: tanvn@vietlandviewtravel.com
Nhấn vào đây và gửi cho tôi email!

BẠN MUỐN KIẾM TIỀN?NHẤN VÀO ĐÂY!

Hàng năm cứ vào tháng 3, tháng 4 hoa gạo lại bừng nở dọc hai bên suối Yến lối vào Chùa Hương tạo nên khung cảnh mùa xuân rực rỡ.
Từng đoàn thuyền chở du khách nối đuôi nhau nô nức trảy hội Chùa Hương, hai bên bờ thỉnh thoảng lại bắt gặp những cây gạo nở đỏ một góc trời.
Tháng ba là thời điểm hoa gạo nở rực rỡ nhất, trảy hội chùa Hương thời điểm này du khách vừa ngồi trên thuyền trôi nhẹ trên dòng suối Yến, vừa được ngắm những tán hoa gạo hai bên bờ.
Hoa gạo như một điểm nhấn trong khung cảnh hữu tình của cảnh vật Hương Sơn.
Những cây gạo nở đỏ rực bên sườn núi.
Màu đỏ hoa gạo làm đắm say lòng du khách.
Hoa gạo nở báo hiệu thời điểm chuyển mùa từ xuân sang hạ, những bông hoa đỏ thắm như những đốm lửa giữa trời.
Khung cảnh từng đoàn thuyền nối đuôi nhau trên dòng suối Yến, phía trên là hoa gạo bừng nở.
Thời gian hoa gạo nở thường kéo dài 2 - 3 tuần cuối tháng 3 đầu tháng 4. Loài hoa này gắn liền với những làng quê Bắc Bộ và kỷ niệm tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê.
Mèo Già
Read more…

Các món ăn độc và lạ nên thử ở Huế

10:04:00 AM |
TƯ VẤN VÀ NHẬN TOUR VỀ HUẾTẠI ĐÂY!
Liên hệ đặt tour : Mr Tân : 0935.228.333 
 Email: tanvn@vietlandviewtravel.com
Nhấn vào đây và gửi cho tôi email!
Không chỉ lạ ở tên gọi và thành phần, màu sắc và cách chế biến độc đáo cũng đã góp phần làm nên các món ngon đặc trưng xứ Huế.
Nếu có dịp đến Huế, bạn đừng bỏ qua các món ăn độc và lạ của mảnh đất này như bún nghệ, cơm âm phủ, chè bột lọc thịt quay.
Bún nghệ
Thường đến Huế du khách chỉ nghe đến bún bò, bún thịt nướng, bún hến... nhưng nếu là người ưa khám phá thì bạn không nên bỏ qua món bún nghệ được bán ở chợ Tây Lộc hoặc trên đường Trần Quang Khải.
Bun-nghe-Nguyen-Thi-Hoa-9815-1396407652.
Bún nghệ Huế. Ảnh: Nguyễn Thị Hoa
Như tên gọi, màu vàng bắt mắt của nghệ trong bát bún đặc trưng xứ Huế khiến nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên. Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất của bún nghệ lại nằm ở lòng lợn ăn kèm. Do đó, một bát bún nghệ ngon phải đảm bảo bún dẻo, nghệ thơm và lòng ngon.
Nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng nguyên liệu làm nên một bát bún nghệ lại khá đa dạng và phong phú. Ngoài bún, nghệ tươi và lòng lợn, còn có tiết lợn, nước mắm, rau răm, ớt quả... Bún sau khi được xào qua với nghệ, cho vào bát rồi bỏ thêm lòng xào gia vị, chút mắm, muối tiêu, rau răm là đã có ngay một bát bún nghệ thơm ngon và lạ mắt.
Nếu không quen khi ăn bạn có thể thấy lạ lẫm với vị hăng, ngái của nghệ tươi nhưng ngay sau đó sẽ cảm nhận được vị béo của lòng, vị mềm dai của những sợi bún nhuộm vàng.
Cơm âm phủ
Du khách đến Huế nghe tên món cơm kỳ lạ này có thể giật mình nhưng với người dân nơi đây, đó là món ăn quen thuộc, được bày bán khá nhiều ở các nhà hàng và quán cóc ven đường. Cơm âm phủ thực chất là món cơm bình dân nhưng được trình bày rất bắt mắt. Cơm trắng ở giữa, xung quanh đặt thức ăn gồm thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, nem Huế nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo…tạo thành 7 màu rực rỡ.
Com-am-phu-chantran-1475-1396407652.jpg
Cơm âm phủ. Ảnh: chantran
Thành phần của cơm âm phủ ngày nay có thể thay đổi theo yêu cầu của thực khách, nhưng phải đảm bảo có đủ màu sắc, tượng trưng cho 7 bước chân đầu tiên của Đức Phật. Nếu muốn thưởng thức đúng hương vị của món ăn độc đáo này, bạn có thể đến quán cơm mang tên "Âm phủ" trên đường Nguyễn Thái Học, gần sân vận động Huế.
Là nơi sáng tạo ra cơm âm phủ, quán đã tồn tại ngót gần một thế kỷ và được lưu truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay. Nhiều người kể lại rằng, do trước đây quán chỉ mở vào đêm khuya, bên trong thắp ngọn đèn dầu leo lắt, tạo nên khung cảnh kỳ bí nên quán cơm “Âm phủ” cũng có tên từ đó.
Chè bột lọc bọc thịt quay
Chè thì ngọt mà thịt quay lại mặn. Hai thứ tưởng chừng như chẳng thể dung hòa này lại có thể kết hợp thành một món ăn được lòng du khách khi đến Huế. Nhìn qua, chè bột lọc thịt lọc khá giống chè trôi nước, nhưng về hương vị thì không thể trộn lẫn bởi hội tụ đủ cả vị mặn, ngọt, bùi, béo, thơm, cay...
Che-bot-loc-thit-quay-ngoisao-5704-13964
Chè bột lọc thịt quay. Ảnh: ngoisao
Nguyên liệu để làm món chè này khá đơn giản, gồm bột lọc, đường phèn, đường cát trắng, gừng non cắt sợi và không thể thiếu thịt lợn quay đủ da, mỡ, nạc. Thịt quay trước khi nhồi vào bột lọc thành từng viên nhỏ phải được rim qua đường và gừng sợi rồi cắt hạt lựu. Viên bột thịt lọc ngon và đẹp phải tròn và kín mép để tránh khi nấu nước bị đục và nhân nhạt mùi.
Tiếp đến là công đoạn nấu nước gừng đường, đun sôi rồi thả những viên bột lọc thịt quay cho đến khi hỗn hợp bột chuyển trong, nổi lên bề mặt, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị. Chè bột lọc thịt quay là món ăn chơi nên một bát chỉ cần vài ba viên là đủ ngon và đẹp. Bạn có thể thưởng thức món ăn độc đáo này ở các gánh chè ngoài chợ hoặc tiệm chè ở Huế, nhưng ngon nhất là gần cửa Thượng Tứ
Vy An
Read more…

Những điểm ghé thăm không thể thiếu ở Đà Nẵng

10:00:00 AM |
TƯ VẤN VÀ NHẬN TOUR VỀ ĐÀ NẴNGTẠI ĐÂY!
Liên hệ đặt tour : Mr Tân : 0935.228.333 
 Email: tanvn@vietlandviewtravel.com
Nhấn vào đây và gửi cho tôi email!

MỘT SỐ CÁCH KIẾM TIỀN TẠI ĐÂY

Trẻ trung, năng động với những bãi biển đẹp, thành phố biển Đà Nẵng là một trong những điểm đến được nhiều người chọn nhất khi hè đến.
Bạn có thể trải nghiệm đủ các cung bậc cảm xúc ở thành phố biển xinh đẹp này với các điểm dừng chân nổi tiếng sau đây:
Cầu sông Hàn là cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam, cầu được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, nối quận Hải Châu với quận Sơn Trà. Hàng ngày vào lúc 1h sáng, cây cầu sẽ được quay 90 độ cho tàu bè trên sông qua lại. Khách du lịch thường đợi xem cây cầu quay được xem là biểu tượng của Đà Nẵng này với cảm giác thích thú.
Bán đảo Sơn Trà cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc. Đường lên bán đảo uốn lượn theo biển, không khí mát mẻ. Trên bán đảo, bạn có thể tham quan khu rừng già duy nhất thuộc Đà Nẵng và ngắm toàn cảnh thành phố từ trên cao.
da-nang-8-9678-1396235005.jpg
Cầu sông Hàn lung linh về đêm. Ảnh: Dannang.
Đèo Hải Vân dài hơn 20 km, nằm ở giữa địa giới tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Với độ cao gần 500 m so với mực nước biển, đèo Hải Vân nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và cũng hiểm trở nhất Việt Nam. Một chuyến khám phá con đèo bằng xe máy là trải nghiệm thú vị nhiều du khách chọn lựa.
Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 7 km, bên khu du lịch Non Nước. Ngũ Hành Sơn là năm ngọn núi đá (Kim sơn, Mộc sơn, Thủy sơn, Hỏa sơn và Thổ sơn) trông giống như những hòn non bộ nổi lên giữa một cồn cát đá mênh mông. Đây cũng là nơi có nhiều ngôi chùa tâm linh của Đà Nẵng.
Làng đá mỹ nghệ Non Nước được hình thành vào thế kỷ 18 do nghệ nhân người Thanh Hóa tên là Huỳnh Bá Quát khai phá. Làng đá nằm ngay dưới chân Ngũ Hành Sơn với các cửa hàng bán đồ được chế tác từ đá. Tới đây, bạn có thể tìm thấy đủ các món đồ từ các bức tượng cho đến những chiếc vòng đeo tay xinh xắn.
Núi Bà Nà cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam, có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn, là một khu dự trữ thiên nhiên Quốc gia. Khu vực này được xây dựng thành điểm vui chơi giải trí. Bà Nà hiện vẫn còn lưu giữ nhiều biệt thự từ thời Pháp thuộc thành khu nghỉ cho khách du lịch.
Bãi Biển Phạm Văn Đồng nằm sát thành phố, nơi hàng ngày đón rất đông cư dân địa phương và khách du lịch khắp nơi ra tắm biển.
deo-hai-van-da-nang-1389-1396235005.jpg
Từ trên đèo Hải Vân có thể ngắm toàn cảnh Đà Nẵng. Ảnh: Danang.
Làng chiếu Cẩm Nê cách trung tâm thành phố 14 km về phía Tây Nam, nơi từ lâu nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống và từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn. Ưu điểm của chiếu hoa Cấm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác.
Làng cổ Túy Loan bên quốc lộ 14B có tuổi đời trên 500 tuổi, nổi bật với ngôi đình cổ đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Phố cổ Hội An nằm cách Đà Nẵng 40 km nơi có nhiều di tích văn hóa và lịch sử nổi tiếng. Đường đến Hội An chạy dọc theo biển đẹp và thuận tiện.
Bãi tắm Mỹ Khê, Non Nước đều là những bãi tắm đẹp của Đà Nẵng. Chạy dọc theo con đường ven biển về phía Hội An, bạn có thể xuống bất kỳ điểm nào để tắm biển. Nước biển ở đây trong, xanh và sóng to.
Bảo tàng điêu khắc Chăm được xây dựng bởi người Pháp với nét kiến trúc mang đậm ảnh hưởng của văn hóa Chăm. Bảo tàng có khoảng 300 tác phẩm điêu khắc khác nhau được trưng bày phía trong và ngoài tòa nhà chính. Giá vé vào thăm bảo tàng là 30.000 đồng.
Bai-Bien-My-Khe-3883-1396235005.jpg
Biển Mỹ Khê quanh năm đông khách. Ảnh: Danang.
Nhà thờ Lớn Đà Nẵng nằm trên đường Trần Phú được xây dựng từ năm 1923 để phục vụ cho những tín đồ công giáo người Pháp cư trú tại Việt Nam khoảng thời gian đó. Người dân địa phương vẫn quen gọi nhà thờ Lớn với tên nhà thờ Con Gà vì trên nóc nhà thờ có biểu tượng con gà màu xám làm bằng hợp kim nhẹ rỗng.
Chợ Cồn, chợ Hàn, hai khu chợ sầm uất nhất của Đà Nẵng, nơi bạn có thể tìm mua được rất nhiều đồ mang về làm quà như mực khô, thịt bò khô, các loại cá, hải sản...
Hân Hân
Read more…