Du lịch Đà Nẵng.

Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông

1:14:00 PM |

TƯ VẤN & NHẬN TOUR ĐI CÁC ĐIỂM
NHẬN ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN Ở ĐÀ NẴNG - HUẾ
CHO THUÊ XE DU LỊCH TỪ 4 - 45 CHỖ
LIÊN HỆ : Mr TÂN 0915.002.246 - 0935.228.333
Email : songnuocviettravel@gmail.com
THAM KHẢO CÁC TOUR XUẤT PHÁT TỪ QUẢNG TRỊ


Hương Sơn, một vùng quê được biết đến với con Hươu Sao, cây Cam Bù nổi tiếng. Mảnh đất này còn là nơi gắn bó cuộc đời và sự nghiệp y học của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

< Nằm ở xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn, lăng mộ của danh y Hải Thượng Lãn Ông là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của tỉnh Hà Tĩnh. 

Đến Hương Sơn, không thể không nói đến quần thể di tích lịch sử văn hoá - nhà thờ, mộ, tượng đài và chùa Tượng Sơn - nơi lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với Đại Danh Y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một con người rất thông minh, học giỏi nhưng không màng đến danh lợi.

< Được tôn tạo và khánh thành năm 2004, lăng mộ là một quần thể kiến trúc hoành tráng và uy nghi, gồm nhiều công trình khác nhau như trụ biểu, nhà bia, nhà tiền tế, mộ phần... tọa lạc ở một địa thế rất đẹp. 

Ông luôn tìm tòi nghiên cứu, trồng thuốc, chữa bệnh, làm thơ và viết lên những bộ sách lớn như: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh; Thượng kinh ký sự… ông đã có công sưu tầm, bổ sung nhiều phương thuốc có giá trị còn lưu truyền trong dân gian và để lại cho muôn đời sau.

< Truyền thuyết kể lại rằng, sinh thời Hải Thượng Lãn Ông thường thả diều trên các đỉnh gần nhà và ông dặn dò con cháu đến lúc diều rơi ở đâu thì khi ông mất an táng ông ở đó. 

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh ngày 12 tháng 01 năm 1720;  mất ngày Rằm tháng giêng năm Tân Hợi, niên hiệu Quang Trung thứ 5 (1791)  tại quê mẹ xã Tình Diệm xưa, nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh...

< Theo lời căn dặn ấy, mộ của ông bây giờ nằm ở chân núi Cánh Diều thuộc dãy núi Minh Tự, lưng tựa núi, mặt hướng ra sông Ngàn Phố. 

Truyền thuyết kể lại rằng, sinh thời ông thường thả diều trên đỉnh Núi Giả, Hồ Sen và ông dặn dò con cháu đến lúc diều rơi ở đâu thì khi ông mất an táng ông ở đó... Dulichgo

< Ngôi mộ nằm trên một triền dốc thoai thoải, được thiết kế theo hình dáng của một ngôi nhà truyền thống, thẳng hướng với đỉnh cao nhất của dãy núi Minh Tự. 

Mộ của ông ngày nay nằm ở dãy núi Cánh Diều dưới chân núi Minh Tự, xã Sơn Trung. Ngôi mộ nằm ở độ dốc 30°, đầu hướng lên đỉnh cao nhất của dãy núi Minh Tự, chân mộ chiếu thẳng vào đỉnh cao của dãy Trường Sơn. Đứng trên đỉnh núi nhìn xuống toàn cảnh nơi đây như một bức tranh thuỷ mặc, bên phải có khe Nước Cắn chảy rì rào, trước mặt có dòng sông Ngàn Phố trong xanh hiền hòa và một vùng đồi núi, làng mạc nên thơ.

< Hải Thượng Lãn Ông (nghĩa là "Ông già lười Hải Thượng" - 'lười' đây ám chỉ lười với quyền cao, chức trọng) là biệt hiệu của danh y Lê Hữu Trác. Là một người tinh thông y học, văn chương, ông là một danh nhân tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam, được người đời kính trọng. 

Hướng về phía Tây 7 km là đến với khu Nhà thờ Lê Hữu Trác được gọi là vườn đào Hải Thượng thuộc xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn - một vùng đất nằm sát bên bờ sông Ngàn Phố. Đây là chốn thâm sơn cùng cốc xưa nhưng là nơi phong cảnh hữu tình, nhân dân ở đây sống hoà thuận cùng nhau bên nếp nhà tranh. Đến nhà thờ Lê Hữu Trác - nơi có Núi Giả, Hồ Sen nằm sát nhau ở góc vườn, Hồ Sen hình bán nguyệt ôm lấy chân núi ở phía Tây Bắc. Chính nơi đây  Lê Hữu Trác đã thường xuyên quan sát hướng gió để xem mạch, chữa bệnh và là chốn tri ân, nơi ông thường cùng bạn bè lên đó ngắm trăng, đón gió, uống rượu, đánh cờ, đọc sách và ngâm vịnh thơ ca.

< Trong lĩnh vực y học, ông là vị đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có lĩnh vực thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh thiền sư. 

Trên đường từ mộ đến nhà thờ ghé qua chùa Tượng Sơn (còn gọi là chùa Hầm Hầm) - một di tích lịch sử văn hoá nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố. Chùa Tượng Sơn nằm trên một vùng đất bằng phẳng, đẹp đẽ giữa cánh đồng xóm Vĩnh Tuy, xóm Chùa, làng Yên Hạ, làng Quát huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Chùa Tượng Sơn là một trong những nơi Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác dùng làm nơi đọc sách nghiên cứu và chữa bệnh cho nhân dân; chùa là nơi thờ Phật và cũng là nơi thờ liệt tổ nội, ngoại của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

< Ông đã để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam. 

Quần thể di tích lịch sử văn hoá Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia được Bộ Văn hoá, Thông tin xếp hạng năm 1990. Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, quần thể di tích được các thế hệ nhân dân gìn giữ, ngưỡng mộ. Để tôn vinh những đóng góp to lớn và những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Đại Danh Y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, ngày 31 tháng 10 năm 2003 Bộ trưởng Bộ Y Tế đã quyết định phê chuẩn Dự án tu bổ, tôn tạo quần thể di tích gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông. Công trình được khởi công ngày 21 tháng 11 năm 2004. Đến nay các hạng mục công trình đã hoàn thành, được xây dựng rất khang trang và đưa vào sử dụng để đón các đoàn khách đến tham quan.

< Các tác phẩm Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự của ông không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị cao về văn học, lịch sử, triết học. 

Quần thể di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nơi tham quan hấp dẫn, nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh, nơi giáo dục truyền thống “ Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời đây là nơi giao lưu các giá trị văn hoá của mảnh đất, con người Hương Sơn với bạn bè gần xa. Mảnh đất Hương Sơn luôn thân thiện đón chào quý khách đến với vùng quê của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nơi ông đã gắn bó cuộc đời mình và cống hiến cho đời một kho tàng các trị văn hoá tốt đẹp mà muôn đời các thế hệ mai sau ngưỡng mộ.

Theo Lê Nhật Tân (Huongson.gov.vn), ảnh Kiến Thức
Nguồn : Du lịch, GO!
Read more…

Dời lễ hội Ánh sáng sang tháng 9/2015

9:50:00 AM |

TƯ VẤN & NHẬN TOUR ĐI CÁC ĐIỂM
NHẬN ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN Ở ĐÀ NẴNG - HUẾ
CHO THUÊ XE DU LỊCH TỪ 4 - 45 CHỖ
LIÊN HỆ : Mr TÂN 0915.002.246 - 0935.228.333
Email : songnuocviettravel@gmail.com
THAM KHẢO CÁC TOUR XUẤT PHÁT TỪ QUẢNG TRỊ


Hôm nay 16/4/2015, UBND thành phố Đà Nẵng đã có công văn xác nhận, chính thức dời lễ hội Ánh sáng sang tổ chức vào tháng 9/2015 thay vì thời điểm trước thềm cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015. Phối cảnh lễ hội Ánh sáng tại Đà Nẵng do công ty Global 2000 thực hiện. 
Lễ hội này, do công ty Global 2000, đơn vị tổ chức cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế đăng ký thực hiện, với tổng kinh phí ước tính 60 tỷ đồng thông qua vận động tài trợ, đã lên kế hoạch triển khai từ ngày 24 đến hết ngày 26/4/2015. 
Global 2000 cũng đã xúc tiến các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh lễ hội một cách ấn tượng với cộng đồng xã hội và du khách gần xa, gây tâm lý hào hứng cho đa số du khách đang đến du lịch tại Đà Nẵng dịp cuối tháng 4/2015. 

Tuy nhiên, do chưa đạt được các yêu cầu về kinh phí tài trợ, cũng như một số vướng mắc khác trong công tác tổ chức, xử lý kỹ thuật chiếu sáng tại lễ hội, nên đơn vị tổ chức đã đề nghị chính quyền Đà Nẵng xem xét lại thời điểm thực thi. 
Hơn nữa, nếu tổ chức lễ hội Ánh sáng ngay liền kề sự kiện thi bắn pháo hoa quốc tế, cũng sẽ làm gia tăng áp lực trong công tác tổ chức và nhân lực của công ty Global 2000, giảm hiệu quả các hoạt động đã đăng ký với thành phố Đà Nẵng. Do đó, chính quyền thành phố Đà Nẵng quyết định sẽ dịch chuyển thời điểm tổ chức lễ hội Ánh sáng sang tháng 9/2015, khi các điều kiện chuẩn bị thuận lợi hơn.
 Như vậy, tuần lễ cuối tháng 4, tại Đà Nẵng sẽ chỉ có một cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2015, diễn ra trong 2 ngày 28 và 29/4/2015.           
                                                             
                                                                                               Nguồn:  bizlive.vn

Read more…

Mê cung ở 'Thung lũng tình yêu' Đà Lạt

12:42:00 PM |
TƯ VẤN & NHẬN TOUR ĐI CÁC ĐIỂM
NHẬN ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN Ở ĐÀ NẴNG - HUẾ
CHO THUÊ XE DU LỊCH TỪ 4 - 45 CHỖ
LIÊN HỆ : Mr TÂN 0915.002.246 - 0935.228.333
Email : songnuocviettravel@gmail.com
THAM KHẢO CÁC TOUR XUẤT PHÁT TỪ QUẢNG TRỊ

Khung cảnh lãng mạn ở khu mê cung tình yêu, suối hoa phù hợp cho đôi lứa yêu nhau dạo bước chuyện trò; còn những trò chơi cảm giác mạnh là gợi ý cho những ai thích phiêu lưu mạo hiểm khi đặt chân đến Đà Lạt mộng mơ.





Thung lũng tình yêu (Đà Lạt) nổi tiếng là một danh lam thắng cảnh đẹp với đồi Vọng Cảnh, hồ Đa Thiện, cùng những con đường quanh co, uốn lượn bên các thảm cỏ xanh rì, trông rất lãng mạn.




Nơi đây còn có những cảnh đẹp như mê cung tình yêu, cầu khóa tình yêu, suối hoa, vườn công… thích hợp cho những đôi lứa yêu nhau du lịch ngắm cảnh.




Nơi đây xây dựng nhiều hạng mục phù hợp với các bạn trẻ, năng động và yêu thích chinh phục thử thách, ví dụ như trò chơi liên hoàn nếu đi thành nhóm trên 8 người.




Với trò chơi này, trên đoạn đường 5,5 km đồi núi và rừng thông, người chơi sẽ có dịp trải nghiệm cung đường đầy khó khăn thử thách nhưng cũng rất thú vị. Sau khi giải mật thư, nhóm cùng chơi phải vượt qua các chặng: đu lốp (người chơi phải đi qua từng lốp xe tải được treo trên sợi cáp tạo thành lối đi trong thời gian quy định); leo mạng nhện khổng lồ (mạng nhện được tạo thành từ dây thừng và cáp sắt vững chắc, người chơi phải vượt qua mạng nhện cheo leo trên triền đồi); leo vách núi theo phương ngang (cần đến sự hỗ trợ của đồng đội với bốn thanh sắt nhỏ trong tay).




Sau đó, nhóm chơi tiếp tục vượt qua Mai Hoa Thung với những cọc gỗ trên đầm lầy theo hình chữ Z. Việc này tưởng rất đơn giản, nhưng nếu không cẩn thận sẽ té xuống đầm lầy, kéo theo cả nhóm của mình cùng té. Cuối cùng, nhóm chơi phải chèo bè vượt hồ để về đích.




Nếu không đủ số người để tham gia trò chơi liên hoàn "Con đường gian khổ", nhóm bạn trẻ đi 2-3 người có thể tham gia những trò chơi đầy mạo hiểm như: giữ thăng bằng trên dây cáp (Highwire) hay đu đây mạo hiểm tự do (Zipline). Highwire là một trò chơi ngoài trời được cấu tạo bởi nhiều tấm gỗ gắn trên sợi cáp, buộc vào cây to - khá phổ biến ở châu Âu, nhưng còn ít được biết đến tại Việt Nam. Điểm thú vị nhất của trò chơi này là người chơi sẽ phải vượt lên sự sợ hãi của bản thân, để chinh phục các thử thách ở độ cao 9m so với mặt đất.




Trò chơi Highwire của Thung lũng tình yêu có hai chặng từ mức độ từ dễ đến khó, với tổng chiều dài hơn 250m, được làm từ 850 cầu kiện gỗ, gồm 21 thử thách. Chặng thứ nhất được thiết kế để trẻ nhỏ cao trên 1,1m có thể trải nghiệm và hoàn thiện kỹ năng bản thân. Chặng thứ hai đòi hỏi độ tập trung cao với nhiều thử thách dành cho người lớn như: vượt qua cầu dây văng, cầu dây võng, chinh phục ống tử thần, vách ngăn khổng lồ…




Các bạn thích cảm giác mạnh hơn, phiêu lưu hơn, có thể chinh phục trò chơi đu dây mạo hiểm tự do (Zipline) với hệ thống cáp bắt đầu từ độ cao 9m, băng qua một quãng rừng thông dài. Người chơi sẽ phải vượt qua nỗi sợ độ cao và bị mất cân bằng khi đi qua những chướng ngại vật, đồng thời tận hưởng cảm giác thú vị đặc biệt.




Với sự đầu tư bài bản dựa trên những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng được thiên nhiên trao tặng, cùng sự sáng tạo của con người, khu du lịch Thung lũng tình yêu đang ngày càng trở nên hấp dẫn, lôi cuốn và trở thành địa điểm lý tưởng mà du khách không thể bỏ qua trong chuyến hành trình đến thành phố Đà Lạt.
Read more…

Nhà cổ ở Lý Sơn

4:00:00 PM |


TƯ VẤN & NHẬN TOUR ĐI CÁC ĐIỂM
NHẬN ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN Ở ĐÀ NẴNG - HUẾ
CHO THUÊ XE DU LỊCH TỪ 4 - 45 CHỖ
LIÊN HỆ : Mr TÂN 0915.002.246 - 0935.228.333
Email : songnuocviettravel@gmail.com
THAM KHẢO CÁC TOUR XUẤT PHÁT TỪ QUẢNG TRỊ

Hiện trên đảo Lý Sơn còn khoảng 24 ngôi nhà cổ có tuổi thọ từ 150 – 200 năm tuổi, được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả kiểu dáng và kiến trúc cổ xưa. Đây là những bảo tàng thu nhỏ, "nhân chứng sống" về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa.
Hệ thống nhà cổ ở Lý Sơn rất độc đáo, mang đặc trưng của một làng nông chài của những người dân miệt mài bám biển, góp phần thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Vì thế, mỗi ngôi nhà đều thấp thoáng bóng dáng của những đội “hùng binh Hoàng Sa”.


               Ngôi nhà cổ gần 200 năm của gia tộc họ Dương ở huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Nhà được xây dựng theo kiến trúc thuần Việt với nhà ba gian. Ngôi nhà còn gần như nguyên vẹn từng kết cấu cho đến chi tiết nhỏ.
Đến đất đảo, được thả mình vào không gian nhà cổ trong lòng bỗng bồi hồi, dậy lên tình yêu biển đảo. Tuy phải đối mặt với những trận bão tố, cuồng phong nhưng những ngôi nhà cổ trên đảo vẫn sừng sững hiên ngang giống như những binh thuyền của đội Hoàng Sa thuở trước phải vượt qua muôn trùng biển khơi để đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thực thi nhiệm vụ. Dulichgo






                 Căn nhà sở hữu những chi tiết chạm khắc Rồng, Phụng tinh xảo.

Ông Dương Định, hậu duệ đời thứ 7, tộc họ Dương, ở thôn Tây xã An Hải, chủ nhân ngôi nhà cổ có niên đại trên 150 năm tuổi cho biết, hầu hết các nhà cổ ở đảo Lý Sơn là nhà thờ của các tộc họ gắn liền với sự tồn tại của đội binh Hoàng Sa thuở nào.
Từ những ngày đầu khai phá hòn đảo hoang sơ này, tiền nhân của ông đã mua gỗ, thuê thợ từ đất liền ra đảo, làm nhà theo kiến trúc kiểu nhà rường đắp đất.






                                                                 Chi tiết cột kèo giao long.

Với hệ thống cột kèo “rau muống” chạm hình rồng hoặc đầu chim phụng và các hoành phi câu đối chạm khắc công phu. Nhà rường là theo cách gọi của từng vùng, có nơi gọi là nhà mái. Còn đắp đất là vì tiền nhân đã đắp thêm một lớp đất giữa hai mái để giảm bớt bức xạ nhiệt từ ánh nắng mặt trời, giúp ngôi nhà luôn thoáng đãng vào mùa hè và cũng ấm hơn trong mùa đông.



       Căn nhà cổ của tộc họ Nguyễn ở thôn Tây, xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn có niên đại hơn 200 năm. 

“Để giữ được nguyên trạng cấu trúc ngôi nhà cổ của tiền nhân, mỗi năm tôi phải đầu tư hàng chục triệu đồng để tu sửa, chỉnh trang những chỗ hư hỏng, mình là lớp hậu sinh con cháu nên phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn những gì ông bà tổ tiên để lại”. Ông Định tâm sự.



Gian nhà chính của căn nhà này có nhiều cửa gỗ, kèo, cột gắn kết chặt với nhau. Chủ nhà đã mời thợ mộc Kim Bồng (Quảng Nam) và thợ chạm, cẩn xà cừ (Thừa Thiên Huế) vào Lý Sơn để làm trong 5-6 tháng.
Nếu như ở những nơi khác, người xưa dùng đất đào ở những chân ruộng, trộn lẫn với rơm hay cây cau chẻ nhỏ rồi trét lên mái, thì ở Lý Sơn, chất liệu này được thay thế bằng cây cỏ đế hoặc là rơm rạ chở từ đất liền ra để đắp lên mái nhà. Kiểu thiết kế này vừa phù hợp với thời tiết khắc nghiệt trên đảo và cũng phòng tránh được hỏa hoạn. Dulichgo
Cụ Võ Hiển Đạt, 85 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, hiện là chủ nhân ngôi nhà cổ gần 200 năm tuổi cho biết, cụ đã gắn bó với ngôi nhà này hơn 80 năm và đã làm hết sức mình để gìn giữ bảo tồn ngôi nhà cho đến ngày nay, gần như toàn bộ ngôi nhà cổ của cụ Đạt được làm bằng gỗ mít.



Hầu hết các nhà cổ ở đảo Lý Sơn là nhà thờ của các tộc họ. Kiến trúc nhà rường có ba gian thờ được chạm khắc, trang trí với nhiều hoành phi, liễn đối rực rỡ. Hàng năm, tại các nhà thờ tộc họ này diễn ra lễ tế tri ân công đức tổ tiên giong buồm ra biển Đông cắm cột mốc khẳng định chủ quyền biển đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa năm xưa.
Trong nhà trang trí rất nhiều hoành phi, câu đối, nói về công đức của các vị tiền hiền của dòng họ, đã có công tham gia khai phá và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo cụ Đạt, ngôi nhà cổ của Cụ hiện đang sở hữu vừa là nơi để ở, vừa cũng là nơi thờ tự tổ tiên và những người con của dòng họ năm xưa đã tham gia vào đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Ngoài ngôi nhà, cụ Võ Hiển Đạt còn lưu giữ được nhiều đồ thờ cúng từ xa xưa do tổ tiên để lại. Với cụ Đạt, ngôi nhà là báu vật của tiền nhân, chính vì vậy cụ Đạt luôn nhắc nhở con cháu lưu tâm gìn giữ.


 Gia đình ông Lê Lý (thôn Đông, xã An Hải) đang sống trong căn nhà cổ hơn 150 năm dựng trên 42 cột. Trước đây, căn nhà có mái lợp bằng cỏ tranh nhưng vật liệu này ngày càng ít dần nên gia đình ông lợp mái bằng ngói đất. Ông Lý cho rằng, sống ở nhà cổ nhiệt độ luôn hài hòa (mùa nắng thì mát, mùa đông thì ấm áp), không gian yên tĩnh.
Còn ngôi nhà cổ của gia tộc họ Nguyễn, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, ngôi nhà cổ này có niên đại tới hơn 200 năm tuổi, với thiết kế ba gian. Hệ thống kèo, cột gắn kết chặt với nhau theo kiến trúc nhà rường phổ biến trên đảo Lý Sơn lúc bấy giờ, tạo cho ngôi nhà sự uy nghi, vững chắc trước gió bão của vùng biển đảo.



Hoa văn chạm khắc "Ngựa hóa Rồng" trên cửa gỗ ở nhà cổ của ông Dương Pháp (thôn Tây). 
Theo hậu duệ của tộc họ Nguyễn là ông Nguyễn Từ, chỉ riêng hệ thống cửa và hoành phi, liễn đối,… tiền nhân ông bà của dòng họ đã phải vào tận đất liền để mời thợ mộc Kim Bồng (Quảng Nam) và thợ chạm, cẩn xà cừ từ Thừa Thiên Huế ra Lý Sơn để làm ròng rã hơn một năm trời.
Theo TS Đoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi, hệ thống nhà cổ ở đảo Lý Sơn có niên đại 150 đến hơn 200 năm. Do không ảnh hưởng bởi chiến tranh, ý thức bảo tồn của cư dân đảo khá tốt nên hệ thống nhà cổ nơi đây còn giữ kiến trúc khá nguyên vẹn.



< Không gian nhà cổ của ông Phạm Thoại Tuyền - Hậu duệ đời thứ năm của Cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật ở thôn Đông, xã An Vĩnh lưu giữ nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Vốn quý nhất trong lòng nhà cổ là chứa đựng số lượng lớn các văn bản Hán Nôm, hiện vật liên quan đến Hải đội Hoàng Sa. Hệ thống nhà cổ Lý Sơn là di sản văn hóa có giá trị đặc biệt, là bảo tàng sống động về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa không gì có thể chối cãi được.
Hiện tại, những ngôi nhà cổ trên đảo Lý Sơn được dùng làm nơi thờ cúng của các tộc họ. Hàng năm, tại đây thường diễn ra lễ tế, tri ân công đức tổ tiên những người đã giong buồm ra Biển Đông vượt qua muôn trùng sóng gió để đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cắm cột mốc khẳng định chủ quyền theo lệnh triều Nguyễn năm xưa.



          Bức tranh cổ niên đại 150 đến hơn 200 năm ở nhà ông Dương Pháp (thôn Tây, xã An Hải). 

Ông Phạm Hoàng Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, nhà cổ ở Lý Sơn có từ khoảng thế kỷ 17-18, mang phong cách kiến trúc thuần Việt, theo lối kiến trúc miền trung trung bộ; các hoạ tiết, hoa văn theo kiểu trạm trổ tứ linh long, lân, quy phụng, thể hiện tín ngưỡng tâm linh văn hóa Việt. Đặc biệt, ở một số nhà cổ trên đảo Lý Sơn mang kiến trúc của Cung Đình Huế. Kiến trúc ngôi nhà cổ ở Lý Sơn cũng rất đặc biệt vì chịu được thời tiết gió bão khắc nghiệt trên đảo. Nhà cổ có giá trị về mặt lịch sử, nên chúng tôi coi đó là một di sản hết sức quý báu của Lý Sơn.



    Nghệ nhân Võ Hiển Đạt bên những bài vị binh phu Hoàng Sa ở Đình làng An Vĩnh. 

Bên cạnh hệ thống nhà cổ, các đình làng cổ kính ở Lý Sơn cũng là nơi diễn ra tế lễ đội hùng binh Hoàng Sa của các tộc họ để tri ân công đức tổ tiên càng góp phần tạo nên không gian cổ kính, trang nghiêm trên quê hương Hải đội Hoàng Sa.
Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đang kêu gọi các đơn vị lữ hành trong nước hợp tác với các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn đưa du khách tham quan hệ thống nhà cổ theo mô hình du lịch cộng đồng.
Hy vọng rằng, hệ thống nhà cổ ở Lý Sơn, nơi thể hiện nét độc đáo nét văn hóa của một làng nông chài sẽ được bảo tồn, tôn tạo xứng với giá trị và tầm vóc của nó, để phục vụ việc tìm hiểu, nghiên cứu về một dạng văn hóa vật chất, truyền thống của người Việt liên quan đến chủ quyền của đất nước đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



Sưu tầm từ : DulichGo
Read more…

Côn Đảo - điểm đến ý nghĩa ngày 30/4

3:52:00 PM |

TƯ VẤN & NHẬN TOUR ĐI CÁC ĐIỂM
NHẬN ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN Ở ĐÀ NẴNG - HUẾ
CHO THUÊ XE DU LỊCH TỪ 4 - 45 CHỖ
LIÊN HỆ : Mr TÂN 0915.002.246 - 0935.228.333
THAM KHẢO CÁC TOUR XUẤT PHÁT TỪ QUẢNG TRỊ

Đặt chân đến Côn Đảo vào dịp lễ sắp tới, bạn sẽ được dịp ngược dòng lịch sử, tìm hiểu về những gian khổ trong công cuộc giành lại độc lập, tự do của đất nước.
Thời gian bay từ TP HCM đến Côn Đảo khoảng 45 phút. Con đường đèo dẫn vào thị trấn quanh co bên sườn núi với những cây hoa rừng nhiều màu sắc tạo nên khung cảnh thơ mộng.
Những cây bàng cổ thụ cao lớn, tán lá xum xuê, che rợp cả một vùng làm cho không gian trở nên trầm mặc. Đây còn là các minh chứng sống động của lịch sử Côn Đảo.
Ngoài nghĩa trang Hàng Dương, bạn có thể tham quan nhiều di tích lịch sử khác ở Côn Đảo. Một trong số đó là dinh Chúa Đảo, nơi ở và làm việc của các chúa đảo và tay sai từ năm 1862 đến trước năm 1975. Dinh có thiết kế theo lối kiến trúc xưa: nhà tường mái ngói, những ô gạch đỏ lát sàn cũ kỹ, các bậc thềm chạy dọc hành lang bên ngoài. Ngày nay, tượng Bác Hồ được đặt giữa gian phòng chính, hai bên gồm những bức tranh minh họa quá trình hình thành vùng đất này, cũng như ghi rõ thời gian cai trị của các chúa đảo.
Hệ thống nhà tù Côn Đảo được mệnh danh là “địa ngục trần gian”. Trung tâm cải huấn Phú Hải - trại giam lớn và cổ nhất ở Côn Đảo có hai dãy hành lang dài cùng khoảng sân rộng lớn dẫn đến các khám, nơi giam giữ những chiến sĩ cách mạng yêu nước như Nguyễn Duy Trinh, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế…
Bước qua cánh cửa sắt đen, hiện ra trước mắt là những bức tượng tái hiện cả trăm tù nhân làm bằng thạch cao bị cùm chân tập thể, nằm ngồi la liệt trên các bệ xi măng. Đến phòng xay lúa của thực dân Pháp, có các bức tượng mô phỏng cảnh này, thực chất đây là cách tra tấn tù nhân.
Khu đập đá Côn Lôn trong trại cải huấn Phú Hải là nơi tù nhân bị thực dân Pháp bắt lao động khổ sai. Chính vì thế, cụ Phan Chu Trinh đã sáng tác bài thơ “Đập đá Côn Lôn” nổi tiếng, tạo nên khí phách hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng trong lao tù.
Từ thị trấn đi về hướng tây tới một con đường nhỏ, qua con dốc là cầu Ma Thiên Lãnh. Nơi đây thực dân Pháp đã bắt các tù nhân khuân đá xây dựng từ phía bên này sang đến bên kia núi. Thời tiết bấy giờ khắc nghiệt, các tù nhân ăn đói mà phải lao động khổ sai suốt đêm lạnh ngày nóng, dưới trời mưa gió rả rích. Chính vì vậy tại cây cầu Ma Thiên Lãnh 356 tù nhân đã ngã xuống mà chỉ xây được hai trụ cầu.
Trại Phú Tường nổi tiếng khắc nghiệt với tên gọi Chuồng Cọp Pháp. Đây là nơi giam cầm và đày ải bao thế hệ chiến sĩ cách mạng, những nhà yêu nước Việt Nam từ thời kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ. Nơi này được thực dân Pháp xây dựng bí mật từ năm 1940 với hai lớp cửa cổng. Tù nhân khi được đưa đến đây bị bịt kín mắt và dẫn qua những lối hành lang ngoằn ngoèo để không xác định được phương hướng mà trốn thoát.
Cách Chuồng Cọp Pháp 5 phút đi xe là trại Phú Bình hay còn gọi là Chuồng Cọp Mỹ. Vào tham quan nơi tối tăm nhất của nhà tù, bạn sẽ thấy những phòng giam chật hẹp và được rào bởi hai lớp kẽm gai.
Miếu bà Phi Yến hay An Sơn Miếu được xếp hạng di tích của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Lịch sử ghi lại rằng muốn đánh bại nghĩa quân Tây Sơn, chúa Nguyễn Ánh tính chuyện cầu viện quân Pháp và định gửi hoàng tử Cải sang làm con tin. Thứ phi Hoàng Phi Yến đã khuyên ngăn chúa. Vì lời khuyên này, nhà chúa cho rằng thứ phi thông đồng với quân Tây Sơn nên tức giận hạ lệnh tống giam bà trong một hang đá trên hòn Côn Lôn nhỏ (nay gọi là Hòn Bà).
Bà ra đi trên đất đảo trong một dịp lễ đàn chay và để giữ tiết hạnh với chúa Nguyễn Ánh. Có thể nói An Sơn Miếu là một trong rất ít di sản văn hóa dân gian còn tồn tại đến ngày nay ở Côn Đảo. Bà Phi Yến cùng với liệt sĩ Võ Thị Sáu là hai người được dân địa phương tôn sùng như bậc thánh nữ linh thiêng.
                                                                Phan Ngọc Hạnh 
                                                         Sưu tầm từ vnexpress.vn

tag : dulich, du lich mien trung,du lich da nang.,du lich,du lịch Miền Trung, du lịch Việt.,du lich
Read more…

Khám phá thác Lũng Ồ

11:51:00 AM |

NHẬN ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN Ở ĐÀ NẴNG - HUẾ
CHO THUÊ XE DU LỊCH TỪ 4 - 45 CHỖ
CHO THUÊ RESORT PEARL PARADISE VILLA DANANG *****
LIÊN HỆ : Mr TÂN 0915.002.246 - 0935.228.333
THAM KHẢO CÁC TOUR XUẤT PHÁT TỪ QUẢNG TRỊ

(BQN) - Vùng cao Ba Tơ không chỉ nổi tiếng với những địa danh lịch sử cách mạng mà đến đây, du khách còn có thể khám phá núi rừng hoang sơ, hùng vĩ... trong đó có Lũng Ồ ở xã Ba Thành là một điểm du lịch đầy thú vị.

Từ TP.Quảng Ngãi đi bằng xe máy hoặc ô tô, du khách đi theo đường Quốc lộ đến ngã ba Thạch Trụ rồi rẽ phải theo hướng Quốc lộ 24, hoặc cũng có thể đi theo Tỉnh lộ 622 qua huyện Nghĩa Hành chừng hơn 30km là sẽ chạm cửa ngõ Ba Tơ. Từ đây, du khách tiếp tục đi thêm chừng 15km sẽ đến trung tâm xã Ba Động bên Quốc lộ 24 rộng thênh thang chạy xuyên qua những rừng keo rì rào trong nắng mai. Sau đó rẽ phải theo con đường bê tông nhỏ khoảng 3km.




< Lối mòn vào thác.

Từ đây, du khách sẽ cảm nhận được không khí của núi rừng với những rẫy keo, mì xanh mượt, xa xa là ngọn núi Cao Muôn sừng sững như minh chứng cho sự kiên trung của đất và người Ba Tơ anh hùng. Dulichgo

Để chuyến đi khám phá thực sự trở thành một kỷ niệm đẹp và an toàn, du khách phải mang theo nước lọc, lương khô. Nếu đi nhiều người có thể mang theo gà, vịt hoặc cá làm sẵn để khi đến nơi thực hiện món nướng giữa rừng, nhưng cần phải chú ý đến việc không được để xảy ra cháy rừng.




< Men theo vách núi ngược đường lên thác Lũng Ồ.

Từ con đường bê tông du khách bắt đầu đi bộ, hành trình khám phá Lũng Ồ với những con dốc dài xuất hiện nhiều hơn. Du khách lần đầu tiên đến đây nếu không biết đường sẽ được những “hướng dẫn viên” là bà con dân tộc Hrê hiền lành, mến khách sẵn sàng chỉ đường. Nếu cần, họ cũng sẽ trở thành những người dẫn đường, khuân vác hành lý. Dulichgo

Ngay dưới chân núi, một con suối nhỏ ngày đêm chảy róc rách như tiếng vĩ cầm hiền hòa đang giao hòa với muông thú và tiếng lá cây rơi xào xạc như một bản nhạc đồng giao ngân lên giữa đại ngàn.




< Những phiến đá rộng làm chiếu nghỉ tự nhiên bên dòng thác.

Tại đây, du khách sẽ bắt đầu leo núi, lội suối để chính thức khám phá Lũng Ồ. Con đường mòn rộng vừa đủ một người đi cứ chạy dài vào rừng sâu đưa du khách đi hết từ xúc cảm này đến xúc cảm khác, với những con suối đầy cá, những con kỳ đà nước sặc sỡ sắc màu chạy trên đá. Phía trên cao những chú chim rừng đang nhảy nhót thi nhau khoe giọng lảnh lót. Ngay giữa con đường dẫn vào thác Lũng Ồ là một lán trại của người dân kinh doanh, buôn bán với những đoạn suối được chặn lại để nuôi cá điêu hồng.




< Lều quán dân dã bên thác Lũng Ồ.

Đi chừng 500m du khách sẽ gặp chướng ngại vật đầu tiên khi phải leo lên tảng đá lớn mới có thể qua phía bên kia. Qua tảng đá du khách bắt đầu cảm nhận được tiếng thác chảy ầm ầm va vào đá phía trong rừng sâu.

Du khách sẽ được tận hưởng một không gian thoáng đãng khi giữa con suối là một tảng đá rộng lớn đủ cho du khách dựng vài lán trại để che nắng, mưa. Đây là địa điểm thú vị và cũng là “trạm dừng chân” duy nhất để du khách nghỉ ngơi lấy sức tiếp tục khám phá những điều kỳ diệu của thiên nhiên hoang sơ ở phía trước. Dulichgo




< Du khách khám phá Lũng Ồ.

Men theo con suối chừng 400m nữa du khách sẽ chính thức khám phá Lũng Ồ khi ngay trước mặt là một ngọn thác cao chừng 15m từ trên cao đổ xuống hồ nước trong vắt phía dưới. Dù không quá mạnh mẽ như những ngọn thác ở núi rừng Tây Nguyên nhưng ở Lũng Ồ chúng ta cũng sẽ cảm nhận được những điều thú vị của núi rừng Quảng Ngãi. Dulichgo

Ngay dưới chân ngọn thác là một hồ nước rộng chừng 200m2 được các tảng đá núi chặn lại tạo nên một hồ bơi lý tưởng cho du khách khám phá nơi đây vào mùa hè.




< Một hồ nước trong xanh ven chân thác.

Ngồi dưới chân thác, du khách sẽ chuyển từ trạng thái nóng sang… tê lạnh bởi hơi nước bốc lên mát rượi. Xung quanh là những tán cây rừng rộng lớn với những bộ rễ gân guốc bám trên đá. Tiếng chim hót, tiếng thác chảy cộng với hương thơm của các loài hoa dại, lan rừng đang đua nhau khoe sắc càng làm cho du khách thích thú.

Đến Lũng Ồ chúng ta như hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng, bỏ lại đằng sau những bộn bề, lo toan của cuộc sống và cả những ồn ào, bụi bặm nơi phố thị. Hãy đến và khám phá những điều kỳ diệu ở Lũng Ồ, du khách sẽ thật sự chẳng muốn về.

Theo Lê Đức (Báo Quảng Ngãi)
Read more…

Vẻ đẹp thác Pongour- Lâm Đồng.

9:23:00 AM |



TƯ VẤN & NHẬN TOUR ĐI CÁC ĐIỂM 
NHẬN ĐẶT PHÒNG KHÁCH SẠN Ở ĐÀ NẴNG - HUẾ 
CHO THUÊ XE DU LỊCH TỪ 4 - 45 CHỖ 
CHO THUÊ RESORT PEARL PARADISE VILLA DANANG ***** 
LIÊN HỆ : Mr TÂN 0915.002.246 - 0935.228.333 
Email : songnuocviettravel@gmail.com 
THAM KHẢO CÁC TOUR XUẤT PHÁT TỪ QUẢNG TRỊ 



Trong những ngọn thác ở Tây Nguyên, thác Pongour nằm ở phía nam Đà Lạt được tôn vinh là “ngọn thác hùng vĩ nhất Đông Dương”.


Thác nằm lọt giữa một vùng rừng già nguyên sinh rậm rạp. Trước kia, để đến con thác này, người ta phải phát cây băng rừng hoặc trôi thuyền theo dòng Đa Nhim vào đến gần, rồi bám rễ cây mà thả người men ra bờ thác. Nhưng vào năm 1999, rừng già Pongour đã mở cửa, hiện nay lối vào thác Pongour đã có một con đường nhựa dài khoảng 7km để đón du khách để chiêm ngưỡng ngọn thác hùng vĩ. Bạn muốn du lịch về đây có thể tham gia các tour du lịch hay đi du lịch bụi.





Thác Pongour- du lịch lý tưởng...


Tên ngọn thác do người Pháp phiên âm từ tiếng dân tộc bản địa K’Ho: Pon-gou - với nghĩa ông chủ vùng đất sét trắng. Còn người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng bởi dòng thác chảy qua hệ thống đá bậc thang 7 tầng với độ cao gần 40m.





Người dân địa phương gọi là thác Bảy Tầng...


Thác Pongour trải rộng hơn 100m, qua hệ thống đá bậc thang bảy tầng. Bao quanh là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú. Bị các mỏm đá chặn lại, dòng sông xé ra thành một chục dòng thác gieo mình trải dọc bờ vách thẳng đứng. Nước thác tung lên thành các bức tường bọt trắng dày xốp và thành những đám mây hơi nước khổng lồ bao trùm lên khắp mặt sông. Dưới chân thác, con sông sục sôi bỗng hiền hòa trải mình thành một mặt hồ thênh thang cho cây rừng và vách đá soi bóng lung linh. Hàng trăm tấm đá phẳng lạ lùng nhô lên trên mặt nước như đón chân du khách băng qua làn mưa bụi nước ngay dưới chân thác.





Thác nhìn từ xa...


Đứng từ thác, ta thấy mình như người tí hon rơi xuống một miền đất thần tiên khác lạ. Đặc biệt, nơi đây có nhiều cảnh đẹp và lạ cho các phó nháy, "người mẫu" tha hồ dừng lại chụp ảnh. Bạn có thể đứng ngắm dòng thác ở đài quan sát ngay gần khu trung tâm. Đây là góc nhìn đẹp nhất và cũng là nơi trước kia vua Bảo Đại thường dừng chân trong các chuyến xuyên rừng săn hổ dữ. Bạn cũng có thể men theo những bậc thang uốn theo sườn núi lần xuống chân thác để thấy được vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước từ góc nhìn bên dưới.





Nước thác tung lên thành các bức tường bọt trắng dày xốp và thành những đám mây hơi nước khổng lồ bao trùm lên khắp mặt sông.


Ở Pongour có một bảo tháp ba tầng vươn lên giữa một hồ nước, là nơi người ta có thể tọa thiền để dưỡng tâm và thụ hưởng khí lành. Con đường nhỏ dẫn ra tháp nằm chìm dưới mặt nước khiến người ra như đang bay trên mặt hồ. Bảo tháp, cao 10 mét, được xây dựng với ước nguyện đất nước thanh bình, dân giàu, nước mạnh, người người đều được ấm no và hạnh phúc.





Vui nhộn lễ hội...


Những năm gần đây, lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, các trò chơi dân gian, thi nấu cơm lam, múa xòe Thái,… được tổ chức thu hút du khách ngày càng nhiều hơn.






Nguồn : Sưu tầm
Read more…