Du lịch Đà Nẵng.

CÁC HÀNH TRÌNH 8.3 & HÈ 2014 BẠN NÊN BIẾT!

5:19:00 PM |


Read more…

NGẮM SAPA TRÊN ĐỈNH HÀM RỒNG!

8:37:00 AM |
TOUR SAPA TƯ VẤN TẠI ĐÂY!
Gọi 0935.228.333 - tanblack.traveljsc@gmail.com.
NHẤN VÀO ĐÂY GỬI MAIL CHO TÔI!
Từ đỉnh núi huyền thoại này, du khách có thể ngắm thung lũng Tả Phìn, Mường Hoa ẩn hiện dưới lớp sương khói cùng những dãy núi trùng điệp phía xa xa.
Trên đường từ thành phố Lào Cai đi Sapa, qua đoạn cầu 32, khi còn cách phố núi khoảng 6 km thì một đỉnh núi hùng vĩ hiện ra trước mắt khiến du khách choáng ngợp. Đó là đỉnh Hàm Rồng cao 1.800 m so với mực nước biển với hình dáng uốn lượn “rồng cuộn hổ ngồi” giữa thiên nhiên sương mù bao phủ.
Ngọn núi này mang tên Hàm Rồng bởi chính hình dáng một chú rồng mà đuôi gác lên Cổng trời, giáp với xã Hầu Thào và Sa Pả, phần đầu nằm ngay thị trấn Sapa. Nếu quan sát kĩ hơn sẽ thấy “hàm răng rồng”  khổng lồ hướng về phía tây nam đỉnh Hoàng Liên Sơn.
anh-1-8729-1392351283.jpg
Đường dẫn vào khu 12 con giáp.
Khi ghé Sapa, du khách thường dành nửa ngày để khám phá đỉnh núi này. Các bậc thang bằng đá dài đưa ta vào không gian núi rừng thoáng đãng và tiếng chim muông hót vang. Dọc đường đi là những chiếc xích đu đẹp mắt để bạn có thể nghỉ chân. Vườn lan với đủ chủng loại từ khắp dãy Hoàng Liên Sơn tụ tập về đây khoe sắc.
Bạn cũng có thể thăm làng văn hóa dân tộc khi trải nghiệm đỉnh Hàm Rồng để thưởng thức những điệu múa truyền thống dân tộc Mông, Sán Chải, Dao. Cổng trời 1 và cổng trời 2 dẫn du khách luồn qua những vách đá hoang sơ, đứng trên những mỏm đá cao, phóng tầm mắt ra xung quanh để cảm nhận thiên nhiên hùng vĩ.
anh-6-6167-1392351283.jpg
Toàn cảnh Sapa nhìn từ đỉnh Hàm Rồng.
Đừng bỏ qua địa điểm chòi ngắm, vách đá cao, được xây dựng kiên cố ở Hàm Rồng để từ đó toàn cảnh Sapa,  thung lũng Tả Phìn, Mường Hoa ẩn hiện dưới lớp sương khói. Những ngày xuân mới, lựa chọn một chuyến đi chinh phục núi cao và ngắm Sapa sương mù từ độ cao 1.800 m sẽ là một trải nghiệm thú vị.
Bài và ảnh: Khánh Ly
Read more…

Khám phá khu sinh thái Khoang Xanh - Suối Tiên!

8:28:00 AM |
TOUR KHOAN XANH - SUỐI TIÊN  NHẤN VÀO ĐÂY!
Gọi Tân: 0935.228.333_tanblack.traveljsc@gmail.com
NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ GỬI MAIL!


Với diện tích hơn 200 ha và cấu trúc sinh thái chủ yếu bao gồm "suối - thác - rừng", đây là không gian để vui chơi và khám phá, tạo cho trẻ sự thích thú đối với thế giới xung quanh.
Bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ trong khu du lịch, Khoang Xanh - Suối Tiên (Ba Vì - Hà Nội) đang ngày càng chú trọng đến đối tượng là các thanh thiếu niên thông qua việc tạo ra môi trường để học hỏi và khám phá. Trong số các địa điểm du lịch sinh thái tại vùng núi Ba Vì thì du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên là nơi áp dụng giá vé tham quan - dịch vụ du lịch thấp.
Các trò chơi được phân loại theo từng lứa tuổi và mức độ khác nhau, các em bé có không gian riêng với nhà bóng, tàu hỏa, cưỡi ngựa, cầu trượt nước mini... Còn các trò đu quay sao chổi, trượt nước cảm giác mạnh, trượt patin, bóng đá... dành cho các độ tuổi lớn hơn.
1.jpg
Hồ tạo sóng - công trình “biển trên núi” đầu tiên tại miền Bắc.
Bên cạnh đó, hồ tạo sóng Khoang Xanh luôn là nơi thu hút được đông các bạn nhỏ. Nguồn nước được lấy trực tiếp từ tự nhiên, không pha trộn các chất tẩy rửa, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Đáy bể thường xuyên được lau rửa và xây thoai thoải theo mức nước, có các khu vực cho các lứa tuổi và chiều cao cơ thể khác nhau. Các phụ huynh hoàn toàn yên tâm để con mình thỏa sức chơi đùa và thưởng cho các con một chuyến du lịch thú vị.
Khoang Xanh - Suối Tiên có diện tích hơn 200 ha với cấu trúc sinh thái chủ yếu bao gồm "suối - thác - rừng" là không gian tuyệt vời để trẻ vui chơi và khám phá, tạo cho trẻ sự thích thú đối với thế giới xung quanh mình. Nơi đây được đánh giá là khu du lịch ít chịu sự can thiệp của con người, cảnh quan gần gũi và thân thuộc, sự hoang sơ của rừng đại ngàn, suối - thác - rừng vẫn còn rất rõ nét.
2.jpg
Các hướng dẫn sẽ kể cho các bé câu chuyện về khủng long bạo chúa, khủng long đầu tròn, khủng long đầu siêu dài, khủng long sừng... và nghe tiếng nói chuyện của bầy khủng long qua tiếng gầm rú vang cả khu rừng.
Đặc biệt, tại thung lũng khủng long, các em nhỏ được trải nghiệm cảm giác sống trong thế giới cổ xưa với các chú khủng long khổng lồ và ngộ nghĩnh. Tại đây, các hướng dẫn sẽ kể các bé câu chuyện về khủng long bạo chúa, khủng long đầu tròn, khủng long đầu siêu dài, khủng long sừng... và nghe tiếng nói chuyện của bầy khủng long qua tiếng gầm rú vang cả khu rừng.
Ở Khoang Xanh, các dải đá, bãi cỏ hoặc cả một khoảng sân rộng là điểm dừng lý tưởng cho các hoạt động tập thể. Các bé có thể chơi trò chơi, học nhóm, tổ chức các hoạt động "team building'... thoải mái và gần gũi với thiên nhiên. Các hoạt động tập thể là cơ hội để các bé được cọ sát và học hỏi sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau từ những người xung quanh.
3.jpg
Ở Khoang Xanh, các dải đá, bãi cỏ hoặc cả một khoảng sân rộng là điểm dừng thú vị cho các hoạt động tập thể.
Qua mỗi chuyến đi, trẻ còn học được cách yêu gia đình, bạn bè, yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường. Đến Khoang Xanh là cơ hội để trẻ được trải nghiệm và rèn luyện cho mình những kỹ năng cần thiết trong tương lai. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các bậc phụ huynh và nhà trường thể hiện tình yêu thương, chăm sóc của mình với trẻ, giúp trẻ mau trưởng thành.
Mọi chi tiết liên hệ Du lịch Khoang Xanh - Suối Tiên:
Read more…

Mimosa, con đèo mang tên loài hoa của Đà Lạt

8:11:00 AM |
TOUR LÊN ĐÀ LẠT TƯ VẤN TẠI ĐÂY!
Hoặc gọi Tân: 0935.228.333 tanblack.traveljsc@gmail.com
Email:nhấn và gửi  đến cho tôi !



Từng chùm hoa bung nở sắc vàng rực rỡ với hàng trăm cánh nhỏ li ti đã tạo nên một mùa xuân rất riêng cho thành phố cao nguyên.
Khi sắc vàng của dã quỳ nhạt dần là lúc mimosa lại khoác lên Đà Lạt màu áo mới. Cũng là màu vàng nhưng sắc hoa minosa không rực rỡ như dã quỳ mà mong manh, e ấp. Dù vậy, sức sống của mimosa rất bền bỉ bởi suốt từ cuối đông đến hết mùa xuân, hoa bung nở hết đợt này đến đợt khác, trong đó đẹp nhất vẫn là những tháng đầu năm.
Mimosa là cây thân gỗ, có nguồn gốc từ Australia và được đưa về trồng ở Đà Lạt từ những năm đầu xây dựng thành phố. Cây không chỉ cho tán mát mà còn cho hoa rất đẹp, hương thơm dịu nhẹ nên được trồng ngày càng nhiều ở các con đường trong thành phố Đà Lạt.
raovatdalat.jpg
Hoa mimosa bung nở dưới nắng xuân rực rỡ. Ảnh: rvdl
So với dã quỳ, du khách khó có thể chiêm ngưỡng một thảm vàng bát ngát phủ khắp các triền đồi, nhưng bù lại, cảm giác thoáng chốc lại bắt gặp màu hoa mimosa ẩn hiện trong từng tán thông reo hay những con ngõ nhỏ khiến lữ khách không khỏi nao lòng.
Hoa mimosa mọc thành chùm với hàng trăm cánh nhỏ li ti, tròn tựa hoa bồ công anh thu nhỏ. Trong khi đó, mặt dưới của lá có màu trắng bạc như phủ một lớp phấn trắng. Lúc chưa vào mùa, mimosa nép mình bên đường trong màu xanh bạc nên ít người để ý, nhưng khi bung nở, trông vào chỉ thấy một màu vàng xuyên suốt của hoa khiến ai nấy ngang qua đều phải ngỡ ngàng. Và cứ thế sắc hoa vàng thấp thoáng từ trong ngõ nhỏ, phô sắc hai bên đường đến nhuộm vàng cả góc phố. 
5-jpeg.jpg
Mimosa khoe sắc bên đường. Ảnh: gocdulich
Với vẻ đẹp dịu dàng, thanh khiết, mimosa không chỉ là biểu tượng cho mùa xuân Đà Lạt, là cảm hứng sáng tác của nhiều văn nghệ sĩ khi dừng chân đến chốn này, mà còn được đặt cho tên một con đèo dẫn vào thành phố cao nguyên. Trải dài hơn 10 km từ chùa Tàu đến điểm bắt đầu lên đèo Phrenn, uốn lượn qua bao đồi núi quanh co, đèo Mimosa cũng là nơi loài hoa ấy được trồng nhiều nhất.
So với những khúc cua tay áo thót tim của đèo Prenn, đèo Mimosa "dịu dàng" hơn với nhiều điểm dừng chân ngoạn cảnh. Bắt đầu từ thác Prenn, con đường lượn xuống một vùng lũng thấp rồi vắt mình qua những đồi thông xanh trùng điệp. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt xuống phía thung lũng dưới chân đèo chập chờn sương trắng và thỏa sức ngắm sắc vàng mê mải của những hàng cây mimosa bung nở hai bên đường.
Dù được trồng trong thành phố hay giữa núi rừng ngoại ô, mimosa vẫn toát lên sức quyến rũ kỳ lạ với những chùm hoa vàng xen lẫn trong lớp lá cây màu bàng bạc. Phảng phất trong cơn gió se lạnh đầu xuân là hương thơm trong trẻo, chứa đầy hương vị núi rừng của mimosa Đà Lạt. Mùi thơm của Mimosa cũng rất đặc trưng, không giống bất cứ một hương thơm nào và không lẫn vào đâu được, nhẹ nhàng mà ngây ngất. 
pcxclubvn.jpg
Thấp thoáng sắc vàng quyến rũ mimosa trên con đèo cùng tên. Ảnh: pcxclubvn
Trong thoáng chốc, hương thơm dịu nhẹ quyện với sắc vàng xuân ấm áp của mimosa như xua đi cái lạnh của núi rừng, để rồi chỉ còn trong lòng dâng trào một niềm say mê, thích thú với con đèo đẹp như chính tên của loài hoa mimosa ấy.
Từ đây, đèo Mimosa dẫn du khách đến với thành phố ngàn hoa quanh năm khoe sắc. Trong muôn vàn sắc hoa rực rỡ ấy, sắc vàng thanh khiết của mimosa vẫn có chỗ đứng riêng trong lòng những người yêu Đà Lạt. Và khi mùa xuân đến, người ta lại rủ nhau về với thành phố cao nguyên để chiêm ngưỡng sắc hoa mimosa quyến rũ.
Vy An.vnexpress
Read more…

VẺ NÊN THƠ NƠI BẢN CÁT LÁI SAPA

11:22:00 AM |
LIÊN HỆ ĐẶT TOUR DU LỊCH CÁT LÁI - SAPA TẠI ĐÂY
Gọi Mr Việt 0905.447.439 tư vấn miễn phí hành trình!
Hoặc gửi cho tôi email tại đây!
Thăm bản Cát Cát ở Sa Pa.
Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, cách 376 km từ Hà Nội - một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên.  
Đến Sa Pa, du khách không chỉ được ngắm mây vờn núi, ruộng bậc thang và những địa danh như: Cầu Mây, thác Bạc, đỉnh Phanxipang…mà nơi đây còn có nhiều bản , thôn, ấp đã được quy hoạch để đón khách du lịch. Và Cát Cát là một trong những điểm dừng chân được nhiều du khách trong và ngoài nước yêu thích trong thời gian gần đây.
Đến với bản Cát Cát, khách du lịch sẽ được tìm hiểu văn hóa người dân tộc gắn với thiên nhiên hoang sơ, đây là một địa chỉ thích hợp cho những khách du lịch đã mệt mỏi với đời sống đô thị
Bản làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Ở bản Cát Cát có một thác nước rất đẹp mà theo tiếng Pháp là: CatScat. Do đó, từ đầu thế kỷ XX, người Pháp đã phát hiện và chọn nơi đây làm khu nghỉ dưỡng cho các quan chức. Cũng từ đó, bản của người dân tộc Mông nằm bên dòng thác có tên là bản Cát Cát cho đến ngày nay.
Người Mông ở bản Cát Cát sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa trên các ruộng bậc thang, các nghề truyền thống như dệt vải, chạm trổ bạc và rèn nông cụ. Hiện nay, do du lịch phát triển, một bộ phận người Mông ở Cát Cát đã chuyển hẳn sang làm dịch vụ du lịch. Nhiều người - đa số là người trẻ biết nói cả tiếng Anh, tiếng Pháp và đi làm hướng dẫn viên du lịch. Những người lớn tuổi thì làm nương, làm rẫy, làm nghề truyền thống
Một nét thú vị ở bản Cát Cát đó là nơi đây còn lưu giữ khá nhiều phong tục độc đáo mà các vùng khác không có hoặc không còn tồn tại nguyên gốc, chẳng hạn như tục kéo vợ. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch “kéo” cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ thì chàng trai sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Còn không thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra.
Bên cạnh phong tục độc đáo, người dân bản Cát Cát còn lưu giữ khá nhiều nghề thủ công truyền thống như: trồng bông, lanh và dệt vải. Qua những khung dệt này, người Mông đã tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn: hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa và muông thú, hoa văn góc cạnh... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm vải và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong. Ở làng Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc hay bằng đồng, nhôm là một trong những nghề thủ công truyền thống đã có từ lâu đời và đã tạo ra được những sản phẩm khá tinh xảo.
Kiến trúc nhà của người Mông ở bản Cát Cát có nhiều nét cổ kính: nhà ba gian lợp ván gỗ pơmu. Bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang. Các cột đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.
Nếu có nhiều thời gian ở lại bản Cát Cát, du khách sẽ có dịp khám phá và tìm hiểu về các món ăn độc đáo của dân tộc Mông. Người Mông ở Cát Cát có rất nhiều món ăn với cách chế biến phong phú độc đáo: rượu ngô Mông, thắng cố, thịt hun khói "khăng gai", tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, món đậu xị...
Read more…

Lãng mạn trên cao nguyên Mộc Châu

5:29:00 PM |
HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ MỘC CHÂU TƯ VẤN TẠI ĐÂY
GI TÔI::0935228333 / hoc nhn vào đây và gi mail cho tôi!
Hãy để tình yêu dẫn lối cùng những thiên đường đẹp như mơ tại Mộc Châu.
1. Đồi chè trái tim
image001-3795-1391997222.jpg
                                     Lãng mạn giữa những sóng chè uốn lượn, xanh ngút ngàn.
Những sóng chè uốn lượn, xanh ngút ngàn quả là khung cảnh lý tưởng cho ngày xanh lãng mạn. Lãng đãng với trời xanh, mây trắng, sắc chè thẳm ngút ngàn, các đôi tình nhân có thể đi dạo trên những sóng chè, nối nhau tít tắp về phía chân trời.
Đứng trên đỉnh đồi chè có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm toàn cảnh những sóng chè trôi mượt mà. Xa hơn nữa có thể ngắm những ngọn núi xám, trùng điệp, mây trắng chờn vờn, ảo thực. Một vài mái nhà nhỏ, đứng cạnh những rặng mận, đào mùa xuân, cành lá khẳng khiu. Thưởng vị trà ấm áp cho ngày mới tinh khôi.
Đến Mộc Châu là ngỡ ngàng ngay trước sắc trắng dịu dàng của cải nở hoa. Trọn vẹn ngày tinh khôi bên người tình giữa vạt cải bồng bềnh. Dừng lại trên những triền cải trắng lẫn trong rừng mận, dưới chân núi sẫm, những nhánh hoa mỏng manh dễ dàng làm rung động những trái tim yêu.
Cải chẳng ngát hương, nhưng đứng giữa bạt ngàn hoa trắng, người ta vẫn ngỡ thấy một mùi hương thảo cỏ giữa mây núi, gió trời. Chẳng thế người ta vẫn chọn vườn cải để lưu giữ phút giây lãng mạn nhất, sánh đôi bên người tình giữa ngàn hoa đủ dáng điệu.
image005-6092-1391997222.jpg
Vẻ huyền ảo, lung linh khói sương trên hồ rừng thông Bản Áng. Ảnh: DLMC
Một Đà Lạt giữa Mộc Châu, với hồ "Xuân Hương" - hồ nước trong xanh, rộng 5ha giữa đồi thông Bản Áng.
Khí hậu cao nguyên Mộc Châu dường như càng tạo lên vẻ huyền ảo, lung linh cho hồ rừng thông bản Áng. Sáng sớm, hồ rừng thông tĩnh lặng, khoác lớp sương mỏng tinh khôi khiến du khách mở lòng hòa mình vào thiên nhiên. Nắng lên mặt hồ “thay áo mới” rực rỡ. Chiều tà, sương kéo về, se lạnh như thả hồn cùng bước chân lãng du, làm vơi đi những ồn ào của cuộc sống thường nhật. Đẹp nhất là những đêm trăng, bóng thông soi xuống mặt hồ, tiếng thông reo vi vu, vang vọng đâu đó tiếng sáo gọi bạn tình.
Các đôi tình nhân có thể thuê bạt cắm trại giữa rừng thông xanh, vút thẳng lên trời cao, vươn lên đón nắng mai. Đi xe đạp đôi ngắm hoàng hôn, mặt trời từ từ xuống núi khuất sau những rặng thông le lói chút ánh sáng cuối ngày màu mật vàng ấm áp.
Các đôi trẻ sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho cung đường lãng mạn của mình: Lang thang vào rừng thông, men theo những đồng ruộng trải dài, đi dạo sóng đôi quanh hồ, lênh đênh trên những thuyền đạp vịt...
4. Thác Dải Yếm
image007-5003-1391997222.gif
Dòng thác Dải Yếm đổ nước xanh trong, hiền hòa.
Nơi đây in đậm dấu ấn câu chuyện truyền thuyết tình yêu lãng mạn về thác Dải Yếm. Cái tên mềm mại, gợi hình đầy ấn tượng. Dòng thác đổ ầm ầm, trắng xóa chảy xuống tạo dòng chảy nhỏ, trôi hiền hòa, màu xanh như soi gương. Dòng thác như một “dải yếm” vắt ngang qua triền đồi được ánh nắng nhuộm vàng màu mật ong. Đến đây, các cặp đôi có thể cùng hẹn ước, một nơi thiêng liêng để minh chứng cho tình yêu của cặp đôi.
image008-6084-1391997223.gif
Đi dạo với người yêu khắp đường đèo hoa nở. Ảnh: Đặng Vũ Linh
Rừng hoa đào nở bung rực rỡ rớt cánh hồng trên khắp lối đi, trên vai áo, trên tóc của đôi trẻ. Đi dạo với người yêu, khắp nẻo đường đào nở hoa, thật lãng mạn, một thiên đường hoa làm dâng trào những cảm xúc dạt dào.
Hoa đào vào thời điểm này đã nở bung rực rỡ xen với những chồi mận đã xanh non lá mùa xuân. Những cành hoa ùa xuống, tạo vòm, ngước lên chỉ thấy vùng trời chấm hồng. Thực sự lãng mạn khi sóng đôi với người thương nhớ trên con đường thắm đào xuân trong ngày lễ tình nhân.
Trịnh Minh
Read more…

Chốn bồng lai trên đỉnh Am Tiên

5:23:00 PM |
HÀNH TRÌNH AM TIÊN & CÁC ĐỊA DANH THANH HÓA TƯ VẤN TẠI ĐÂY!
GI TÔI::0935228333 / hoc nhn vào đây và gi mail cho tôi!

Quyện trong làn sương huyền ảo bao phủ khắp Am Tiên (Triệu Sơn, Thanh Hóa) là màu hồng rực rỡ của những cành đào phai nở rộ sau Tết làm say đắm lòng người.
Theo chân những người con xứ Thanh du xuân dịp đầu năm, du khách sẽ đến với di tích lịch sử Am Tiên nằm trên đỉnh núi Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn. Từ thành phố Thanh Hóa, bạn có thể chọn đi theo quốc lộ 47 về phía tây khoảng 30 km, đi xe buýt 17 xuống điểm đỗ ngã ba xã Tân Ninh hoặc đi con đường liên xã Đông Yên để đến núi Nưa.
Nằm cách thành phố chừng 30 km, con đường dẫn đến di tích gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu phủ một màu xanh mướt của hoa cỏ mùa xuân. Trong không khí rộn ràng năm mới, thấp thoáng trên đường những cánh đồng lau trắng đung đưa theo gió khiến khung cảnh càng thêm thơ mộng.
Từ chân núi Nưa lên đỉnh Am Tiên còn khoảng 4 km đường đất ngoằn nghèo nhưng quanh năm in dấu hành hương của người dân tứ xứ về thắp hương cầu lộc. Nằm trên độ cao hơn 500 m so với mực nước biển, khí hậu ở Am Tiên quanh năm mát mẻ. Hai bên đường vào khu du tích lại được phủ một màu xanh rì của những cây xà cừ cổ thụ khiến không gian càng thêm thuần khiết, uy nghi.
Trinh-Quang-Minh-5-2076-1392092914.jpg
Không gian linh thiêng, trầm mặc trên đỉnh Am Tiên. Ảnh: Trịnh Minh Quang
Càng lên cao, sương mờ càng sánh đặc quyện trong cây lá. Sương không chỉ xuất hiện trong những ngày ít nắng mà chờn vờn bao phủ khắp Am Tiên suốt những tháng đầu năm từ sáng sớm đến chính ngọ. Sương ẩn hiện khắp lối đi, hòa quyện trong vườn đào, ôm ấp những cánh hồng mỏng manh bung nở đón xuân, khiến du khách bước đến cứ ngỡ như lạc giữa chốn bồng lai tiên cảnh.
Là di tích lịch sử gắn với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô vào năm 248, tương truyền Am Tiên từng là nơi cất giấu vũ khí, lương thực và rèn luyện binh đao. Bởi vậy ngày nay, cứ đến ngày 18 - 20 tháng Giêng, tại chùa Am Tiên (nằm trong quần thể di tích lịch sử đền Nưa) dòng người dâng hương tưởng niệm lại đổ về nườm nượp.
Cách cửa đền không xa là một trong ba huyệt đạo thiêng của quốc gia (một là ở núi Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội; hai là ở núi Bà Đen, Tây Ninh), nơi giao hòa, đắc địa của trời đất. Bởi vậy, người người hành hương về đây không chỉ cầu sức khỏe, tài lộc mà còn cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc.
Trinh-Quang-Minh-6821-1392092914.jpg
Làn sương mờ ảo trong vườn đào hồng cổ thụ. Ảnh: Trịnh Minh Quang
Rời huyệt thiêng trong cảm giác thư thái, tĩnh tại của tâm hồn, "động đào" tiếp bước đưa chân lữ khách đến giếng Tiên. Gọi là "động đào" bởi lẽ dọc hai bên đường là bạt ngàn đào hồng khoe sắc, lối đi như trải thảm với những cánh đào rơi rớt theo gió xuân mơn mởn. Dường như sắc đào thắm bao nhiêu thì nước giếng Tiên trên đỉnh Am Tiên trong và đầy bấy nhiêu.
Lòng giếng rất cạn, chỉ sâu chừng 3 m, lại ở tận đỉnh núi cao nhưng kỳ lạ thay nước giếng không bao giờ cạn dù nắng hạn kéo dài. Nước giếng từ trong núi chảy ra nên rất tinh khiết, được nhiều người thường xuyên tới đây xin về làm nước cúng trong các dịp lễ, thờ tổ tiên và cầu mong sức khỏe, sinh con theo ý nguyện.
Trinh-Quang-Minh-4-3797-1392092914.jpg
Khắp nơi sương giăng khiến khung cảnh như chốn bồng lai tiên cảnh. Ảnh: Trịnh Minh Quang
Sau khi lấy nước giếng Tiên, thắp hương trong đền và vái lạy huyệt đạo, đừng quên chiêm ngưỡng toàn cảnh bức tranh thủy mặc xứ Thanh từ trên đỉnh núi Nưa và cảm nhận không gian thoáng đãng, tươi xuân của vùng đất thiêng Tổ quốc, bạn sẽ có chuyến du xuân đầu năm ý nghĩa và khó quên.
Vy An_vnexpres.vn
Read more…

TOUR ĐÀ NẴNG – BÁN ĐẢO SƠN TRÀ - CHÙA LINH ỨNG –NGŨ HÀNH SƠN – ĐÀ NẴNG

9:23:00 AM |
(Quý khách tham khảo chương trình tour chi tiết  TẠI ĐÂY
GI TÔI::0935228333 / hoc nhn vào đây và gi mail cho tôi!

Bán đảo Sơn Trà Được là cánh rừng già duy nhất ở Việt Nam nằm trong lòng TP Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà được ví như viên ngọc quý của Đà Nẵng khi có diện tích 4.439ha, đỉnh cao nhất là 696m, chỗ rộng nhất khoảng 6km cùng chu vi khoảng 50km.
Sở hữu 289 loài thực vật bậc trong đó có những loài cây đặc hữu của bán đảo Đông Dương mà ngày nay chỉ còn tìm thấy ở Sơn Trà như cây dầu lá bóng, cây chò chai.
Về động vật, đây là nơi quần tụ của họ hàng nhà  khỉ. Hiện nay Sơn Trà còn khoảng gần 400 con voọc chà vá cùng nhiều loài khỉ đuôi dài, gà tiền mặt đỏ, những giống thú quý hiếm có nguy cơ tuyệt chúng đã được ghi tên vào sách đỏ.
Bao quanh bán đ
ảo Sơn Trà là vòng cung bờ biển tuyệt đẹp với các bãi như Tiên Sa, Đá Đen, bãi Rạng, bãi Bụt, bãi Xếp, bãi Đa, bãi Nam, bãi Bắc, bãi Con, bãi Trẹm. Chân núi ăn sâu ra biển đã hình thành nên các vùng biển có rạn san hô quý hiếm, đa dạng về chủng loại.Đến Sơn Trà, quý khách vừa có thể  lên rừng, xuống biển khi tham gia một loạt các tour trên cạn như khám phá Sơn Trà, khám phá rừng già giữa lòng phố trẻ, tham quan Đà Nẵng - Sơn Trà bằng trực thăng, tuyến “Không gian Xanh”… và tham gia các tour dưới nước như câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô...


                Mũi Nghê, nơi đón ánh nắng bình minh đầu tiên của Đà Nẵng
  

Chùa Linh Ứng - Đà Nẵng


Quý khách đến tham quan Đà Nẵng, khi đi trên con đường du lịch trải dài nối liền các tỉnh miền Trung, du khách có cơ hội ngắm nhìn một danh thắng nổi tiếng thu hút biết bao nhiêu người. Tọa lạc trên bán đảo Sơn trà nổi tiếng xinh đẹp, nổi bật lên bức tượng Quan Thế Âm với màu trắng thanh khiết, trộn lẫn cùng màu xanh của núi rừng và màu trời tương sáng. Đó chính là bức tượng phật tại chùa Linh Ứng – Bãi Bụt, đây được xem là ngôi chùa đẹp nhất Đà Nẵng - Bãi Bụt, ngôi chùa được xem là đẹp nhất của
           Linh Ứng Tự Bãi Bụt là ngôi chùa lớn nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa Linh Ứng của Đà Nẵng. Ngôi chùa này có tượng Quan Thế Âm được xem là lớn nhất của Đông Nam Á. Tượng Phật bà cao 67m, sừng sững trên một tòa sen đường kính 35m. Quan Thế Âm đang trong thế đứng trên đài sen, tựa lưng vào núi Sơn Trà, mắt nhìn ra nhân gian và biển cả, tay cầm bình cam lộ, tay kia bắt ấn  như dõi theo phù hộ cho  những con người xứ biển hiền lành. Những ngư dân lênh đênh trên biển mỗi khi nhìn vào đất liền, thấy Phật Bà thì lòng cũng vững chãi hơn trên từng đợt sóng dâng cao.
Điểm đặc biệt ở tượng Phật này không chỉ là to lớn, mà ở phía trong lòng tượng còn có 17 tầng, mỗi tầng có tổng cộng là 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau gọi là “Phật trung hữu Phật. Điều thú vị nhất là du khách có thể di chuyển lên 17 tầng tháp này để ngắm nhìn cảnh đẹp từ những tầng cao của bức tượng.
Quý khách có thể lên các tầng tháp bên trong tượng Phật để ngắm cảnh
Ngày ngày, chùa Linh Ứng Bãi Bụt đón rất nhiều du khách, phật tử từ khắp nơi đến thăm. Từ nơi đây, bạn có thể thấy được vịnh Đà Nẵng với nước xanh như ngọc. Bên phải là một phần của bán đảo Sơn Trà với đường biển viền quanh.  Xa xa là thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nổi tiếng cùng Cù Lao Chàm, Nam Thiên Đệ Nhất Hùng quan Hải Vân như đang trôi bồng bềnh trong những áng mây cuối trời. Hơn thế nữa, giá trị tâm linh mà nơi đây mang đến thật không phải cảnh đẹp nào cũng mang lại được.




Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là quần thể năm ngọn núi Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ được “bao bọc” bởi rất nhiều huyền thoại khác nhau. Ngũ Hành Sơn là một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên “sơn kỳ thủy tú”, huyền ảo thơ mộng mà tạo hóa đã ban tặng cho Đà Nẵng mà quý khách không thể một lần không ghé thăm.

                                                              Ngũ Hành Sơn
Theo truyền thuyết của người Chăm, thuở xa xưa có một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông bên bờ biển. Một hôm, ẩn sĩ thấy Nữ Thần Naga xuất hiện, mang theo một cái trứng, giao cho Thần Kim Quy cất giữ ngả phía sông Hàn để trừ khử sự quấy nhiễu của ma quái. Thần Kim Quy để quả trứng lại nhờ ẩn sĩ chăm sóc, và tặng ẩn sĩ một móng rùa để bảo vệ trứng. Dưới sự bảo vệ của ẩn sĩ, quả trứng ngày càng lớn nhanh một cách kỳ dị. Một hôm, sau giấc ngủ say, ẩn sĩ tỉnh mộng và nhìn thấy một thiếu nữ xinh đẹp từ trong trứng bước ra, vỏ trứng nứt làm 5 mảnh, trở thành 5 trái núi, là Ngũ Hành Sơn ngày nay. Vua Chăm nghe được câu chuyện ấy liền cưới thiếu nữ làm vợ, còn Thần Kim Quy chở ẩn sĩ biến lên trời. 
Gần 200 năm trước, Vua Minh Mạng đã từng vi hành đến đất này. Ông du ngoạn, thưởng lãm khắp các danh thắng và đặt tên cho núi, cho các hang động, chùa chiền
Đến Ngũ Hành Sơn, du khách thường đến ngọn núi lớn Thủy Sơn. Rồi đến chùa Tam Thai hay chùa Linh Ứng, tiếp tục lần lượt ghé vào các hang động Huyền Không, động Linh Nham, động Vân Thông, động Lăng Hư, động Vân Nguyệt…
Chùa Tam Thai,Vọng Giang, Quý khách có thể phóng tầm mắt nhìn thấy dòng sông Cẩm Lệ, dòng sông Hàn đẹp như tranh vẽ… Quý khách từ vùng biển muốn lên thăm Linh Ứng phải bước lên khoảng 108 tầng cấp, nếu đến chùa Tam Thai nằm ở phía nam phải đi xa hơn những tầng cấp dài 156 bậc.
Các động tại Ngũ Hành Sơn được xem là Nam thiên danh thắng từ bao đời nay Cùng với Bà Nà, Sơn Trà, nơi đây được xem là điểm dừng chân hấp dẫn đối với khách du lịch mỗi khi đến với miền Trung trên hành trình khám phá các di sản thế giới.
Hãy đến Ngũ Hành Sơn một lần và cùng khám phá những cảnh đẹp ở nơi đây.

                              Vietlandviewtravel
Read more…

Putra Jatrai: Thánh địa Mỹ Sơn trong dòng lịch sử Vương quốc Champa

10:00:00 AM |
TƯ VẤN HÀNH TRÌNH TẠI ĐÂY
CÁC BẠN CÓ THỂ TRAO ĐỔI KẾ HOẠCH HÀNH TRÌNH VỚI TÔI!
GI TÔI::0935228333 / hoc nhn vào đây và gi mail cho tô



1.Khái quát Thánh địa Mỹ Sơn
kienthuc-kho94-myson16Từ năm 192 đến năm 1832 trong khoảng 1600 năm tồn tại Vương quốc Champa đã để lại biết bao công trình kiến trúc kì vĩ dọc khắp miền Trung Việt Nam, nói đến Champa là nói đến những ngọn Tháp Chàm cổ kính, rêu phong đầy bí ẩn, bí ẩn từ phong thái kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, vật liệu xây dựng và cả chất kết dính tạo nên những khối tháp hùng vĩ.
Trong các đền đài kiến trúc kì vĩ ấy phải nói đến Thánh địa Mỹ Sơn, Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Tp. Đà Nẵng 69km, cách thị xã Hội An 42km và cách thành cổ Simhapura-Trà Kiệu 30km.
Thánh địa Mỹ Sơn là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa được xây dựng liên tục qua nhiều thế kỷ, bắt đầu từ thế kỷ thứ IV và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ XIII trong vùng tiểu quốc Champa là Amaravati, Mỹ Sơn nằm lọt trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2km, được bao quanh bởi núi đồi, chỉ có một lối vào duy nhất là con đường độc đạo nằm giữa hai quả đồi và một con suối chắn ngang trước mặt con đường vào thung lũng.
Đầu năm 1895 thánh địa Mỹ Sơn được nhà khoa học người Pháp là ông M.C.Paris phát hiện ra. Mười năm sau các nhà khoa học mới bắt đầu thực hiện cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này. Suốt 40 năm đầu thế kỷ XX Mỹ Sơn đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học Pháp.
Năm 1999, tại phiên họp lần thứ 23, Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn đã được Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.[1]
Mỹ Sơn
Tháp C1 Mỹ Sơn
2.Mỹ Sơn trong dòng lịch sử vương quốc Champa
 Đối với vương quốc Champa cổ xưa thánh địa Mỹ Sơn là vùng đất linh thiêng, vùng đất của thần linh tối thượng, vùng đất bất khả xâm phạm đối với các vua chúa và hoàng tộc Champa,  mỗi niên đại trị vì của các vua chúa Champa thì mỗi đền thờ được dựng lên để chứng minh cho thế giới quan tâm linh rằng họ là chủ của Vương quốc và có trách nhiệm thờ phụng và bảo vệ sự an toàn cho vùng thánh địa Mỹ Sơn.
2.1 Vua Bhadravarman người sáng lập ra Mỹ Sơn
Vào thế kỷ thứ IV sau công nguyên (SCN) vua Bhadravarman là người đã sáng lập ra Mỹ Sơn, phát hiện này được tìm thấy trong bia kí của Mỹ Sơn được viết bằng tiếng Phạn (Scranskit), theo sử liệu cổ Trung Quốc là Phạm Phật.
 Để tỏ lòng thành kính với thần Shiva vua Bhadravarman đã cho xây dựng đền Bhadresvara ở Mỹ Sơn và dâng cả vùng đất này cho vị thần tối thượng này và sau này vùng đất Mỹ Sơn đã trở thành thánh địa của Vương quốc Champa sau này.
2.2 Vua Sambhuvarman người khôi phục Mỹ Sơn và ngôi đền Bhadresvara bị thiêu rụi
Sau 2 thế kỷ tồn tại ngôi đền Bhadresvara đã bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn lớn. Vua Sambhuvarman  ( Phạm Chí) là người đã có công khôi phục, trùng tu lại ngôi đền và còn cho xây dựng thêm ngôi đền Sambhubhadresvara.
2.3 Vua Prakasadharma vị vua làm đẹp thánh địa Mỹ Sơn
Năm 653 vua Prakasadharma lên ngôi lấy niên hiệu là Vikrantavarman I và trị vì đến năm 685. Kế vị Prakasadharma cũng là một vị vua lấy niên hiệu là Vikrantavarman II trị vì đến năm 731. Trong suốt một thế kỷ dưới sự trị vì của 2 vị vua kể trên đất nước Champa sống trong thanh bình và thịnh trị và cũng là 2 vị vua có công rất lớn trong việc gìn giữ và làm cho khu thánh địa Mỹ Sơn của vương quốc giàu và đẹp thêm. Cũng bắt đầu từ vị vua Prakasadharma hình thức dâng cúng mới xuất hiện đó là dâng cúng những Kosa cho thần Shiva dùng để bọc Linga hay hay Mukhalinga, sau thời Prakasadharma việc dâng cúng Kosa trở thành phong tục rất riêng trong tôn giáo Champa. Và sau này Kosa trở thành một thể loại nghệ thuật đặc trưng của nền nghệ thuật cổ Champa.
2.4 Vương triều Indrapura, triều đại xây nên nhiều đền thờ lớn ở Mỹ Sơn
Theo các nhà nghiên cứu phần lớn những công trình kiến trúc hiện còn ở Mỹ Sơn đều là những đền tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ X và có chung một phong cách thống nhất gọi chung là phong cách Mỹ Sơn A1, hơn thế các đền tháp thuộc phong cách Mỹ Sơn A1 đa phần đều là những công trình kiến trúc thuộc loại lớn và có nhiều kiểu dáng so với những đền tháp được xây dựng trước đó. [2]
Cuối thế kỷ thứ IX một vương triều hùng mạnh của Champa hình thành và tồn tại trong một thời gian  dài cả một thế kỷ đó là vương triều Indrapura.
Năm 875 vương triều Indrapura (Quảng Nam ngày nay) được hình thành, người sáng lập là vua Indravarman II, Indravarman II là vị vua rất tôn sùng phật giáo, cho nên ông đã cho xây dựng các đền phật giáo nổi tiếng ở Đồng Dương hiện nay. Trong suốt một thế kỷ tồn tại vương triều Indrapura đã cho xây dựng rất nhiều đền thờ Ấn Độ giáo cũng như đền tháp phật giáo ở Mỹ Sơn những công trình kiến trúc cùng những tác phẩm điêu khắc đá còn lại phần lớn đều thuộc cuối thế kỷ IX và thế kỷ X và đều thuộc phong cách nghệ thuật Đồng Dương và Mỹ Sơn A1.
2.5 Vua Harivarman IV vị vua tái thiết Mỹ Sơn từ hoang tàn đổ nát
Từ năm 979 đến 1074 vương quốc Champa ở phía Bắc xảy ra các cuộc chiến tranh liên miên với Đại Việt, năm 982 vua Lê Đại Hành cử một đoàn binh thiện chiến sang đánh phá lãnh thổ Champa phá hủy kinh thành Indrapura. Năm 988 người dân Champa nổi dậy chống sự tiếm quyền của Lưu Kỳ Tông, năm 1044 vua Lê Thái Tông đích thân cầm quân chinh phạt Champa, kết quả thành Đồ Bàn bị thất thủ và một phần dân chúng Champa bị tàn sát.
Để được trả tự do năm 1069 vua Rudravarman III chấp nhận trao đổi với Đại Việt phần đất phía Bắc của Champa nằm giữa  cửa Hoành Sơn và đèo Lao Bảo thuộc khu vực Quảng Bình và Quảng Trị ngày nay. Sau ngày trở về vua Rudravarman III tiếp tục trị vì vương quốc Champa đến năm 1074. Gần một thế kỷ chiến tranh liên tục đã làm cho vương quốc Champa tan hoang suy yếu và bị thu hẹp lại và thánh địa Mỹ Sơn cũng đã bị tàn phá nặng nề trong gần một thế kỷ loạn lạc này.
Vào năm 1074 hoàng tử Thang lên nắm chính quyền, ngài lên ngôi vua với tên hiệu là Harivarman IV, sau khi lên ngôi ngài tiến đến Nagara Champa và khôi phục lại ngồi đền Srisanabhadresvara (tức Mỹ Sơn) đổ nát.
Bia ký D3 viết : “Thấy đền thờ của thần tối cao Srisanabhadresvara đã bị tàn phá, ngài khôi phục lại ngôi đền này cùng tất cả những ngôi đền khác mà các vị vua trước kia đã cúng cho thần Srisanabhadresvara, ngài cai quản mọi vật. Ngài dựng lại những ngôi đền khác, những đền thờ nhỏ và những công trình khác trong lãnh địa của Srisanabhadresvara và làm cho chúng trở nên đẹp đẽ hoàn hảo….”.[3]
Có thể thấy dưới thời Harivarman IV  Vương quốc Champa trở nên giàu có, còn Mỹ Sơn thì trở nên thịnh vượng như trước đây.
2.6 Mỹ Sơn được xây dựng và tôn tạo sau triều đại Harivarman IV
Sau khi vua Harivarman IV qua đời ngôi vị được trao truyền cho đứa con là hoàng tử Vak hiệu là Sri Jaya Indravarman II vì mới lên ngôi được 9 tuổi nên hoàng tử Vak bị hoàng thân phế truất và đưa chú của hoàng tử Vak lên thay hiệu là Sri Paramabodhisatva.
Một bài minh khắc trên chiếc cột ở Mỹ Sơn cho biết “Vua Sri Paramabodhisatva lên ngôi năm 1081 là một vị vua trị vì hoàn hảo, ngài đã cho dựng các Linga thờ thần Shiva ở Mỹ Sơn, rồi dâng cúng vàng bạc, trâu, bò, nô lệ, và y phục cho thần Shiva”
2.7  Vua Jaya Paravesmaravarman II vị vua cuối cùng tu bổ Mỹ Sơn
Năm 1190 quân đội Campuchia tấn công Champa cuộc chiến kéo dài đến năm 1207 thì quân đội Campuchia hoàn toàn kiểm soát Champa sau đó đưa một phó vương lên nắm chính quyền vùng đất Champa đã chiếm đóng, và mãi đến năm 1226 vương quốc phía nam Champa mới giành được độc lập, vua Jaya Paravesmaravarman II lên ngôi sau 32 năm bị quân đội Khơme chiếm đóng.
Sau khi lên ngôi, năm 1234 vua Paravesmaravarman II đã đến Mỹ Sơn tại đây ngài đã cho phục dựng lại tất cả các ngôi đền đã bị phá hủy, dựng lại các Linga và dâng các một Kosa bằng bạc và các vật dụng bằng vàng và bạc cho ngôi đền Srisanabhadresvara.
Qua các tài liệu của các nhà nghiên cứu cùng các bia kí còn sót lại mà các nhà khoa học đã dịch thuật thì đều cho rằng vua Paravesmaravarman II là vị vua Champa cuối cùng đã đến tôn tạo và phục dựng Mỹ Sơn.
Sau thời kì trị vì của vua Paravesmaravarman II thì có thể thấy Mỹ Sơn gần như bị các vị vua của vương quốc Champa lãng quên một thời gian dài và chỉ đến cuối thế kỷ XIX Mỹ Sơn mới được phát hiện và tái sinh.
2.8 Thánh địa Mỹ Sơn bị bỏ rơi và lãng quên trong dòng lịch sử Vương quốc Champa
Trong một khoảng thời gian khá dài Mỹ Sơn đã hoàn toàn bị các vua Champa lãng quên, thế kỷ thứ XIII đánh dấu cho sự chấm dứt và là cuối cùng những ngôi đền ở Mỹ Sơn được xây dựng và tôn tạo, điều đó cho thấy qua các niên đại của những ngôi tháp và phong cách nghệ thuật Mỹ Sơn mà các nhà khoa học nghiên cứu Mỹ Sơn-Champa đã công bố.
Sự lãng quên của vua chúa Champa đối với Mỹ Sơn là do những cuộc chiến tranh kéo dài và liên tục, đối với các vua chúa Champa ở phía Bắc, vừa phải lo dẹp loạn những cuộc vùng dậy của tiểu vương quốc Panduranga ở phía Nam vừa phải lo đối phó với Đại Việt ở phương Bắc. Điển hình năm 1249 vua Indravarn IV cử một đoàn quân sang dẹp loạn những cuộc vùng dậy tại Panduranga. 1252 vua Trần Thái Tông đích thân dẫn quân chinh phạt Champa vì những cuộc đánh phá trên bờ biển Bắc Việt và vùng châu thổ Sông Hồng của quân đội Champa. 1282 Champa bị Mông Cổ tấn công và đặt quyền cai trị của mình đến năm 1285.
Năm 1287 vua Jaya Simhavarman lên ngôi (Chế Mân), đánh dấu cho mối tình oan nghiệt và thất bại trong chính trị của Chế Mân với nhà Trần đương thời, 1306 hôn nhân của công chúa Huyền Trân-Đại Việt với vua Chế Mân-Champa được tiến hành và sính lễ là hai vùng đất Châu Ô và Lý (Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hiện nay) được dâng cho Đại Việt.
Năm 1470 vua Lê Thánh Tông xua quân đánh chiếm Champa đến năm 1471 thành Vijaya (Đồ Bàn) bị thất thủ hoàn toàn và bị san bằng. Sự thất thủ của Vijaya đánh dấu cho sự suy tàn của nền văn minh Ấn Giáo trên vương quốc Champa.
Sự thất thủ của Vijaya đồng nghĩa với việc biên giới Champa ở phía Bắc bị thu hẹp và dời sang mũi Varella và dựng cột mốc trên núi Đá Bia (Phú Yên) [4]. Điều đó cho thấy Mỹ Sơn đã bị mất hoàn toàn quyền kiểm soát của các vua chúa Champa sau này và kể từ đó các bia kí ở Mỹ Sơn không còn hiện diện nữa mỗi khi các vị vua Champa lên ngôi và những ngôi đền cũng không còn được xây dựng hay phục hồi qua các năm tháng chiến tranh.
3. Tầm quan trọng của Mỹ Sơn
Từ khi được vinh danh là di sản văn hóa thế giới, mỗi năm Mỹ Sơn đã đón hàng triệu lượt khách tham quan, đặc biệt là khách quốc tế tạo doanh thu đáng kể cho nghành dịch vụ du lịch Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.
 Theo Vietnam+ trong 6 tháng đầu năm 2012 khu thánh địa Mỹ Sơn đã thu hút  811.000 lượt khách quốc tế và 587.000 lượt khách nội địa, doanh thu 6 tháng đầu năm ước đạt 619 tỷ đồng, thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt gần 1.500 tỷ đồng.
Theo Báo Quảng Nam trong dịp Tết Qúy Tỵ Mỹ Sơn đã đón 11.500 lượt khách tham quan, doanh thu trong 9 ngày tết hơn 1.5 tỷ đồng.
 Có thể thấy cùng với Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An hay Cố đô Huế thì thánh địa Mỹ Sơn cũng là tâm điểm cho khách du lịch các nước đến tham quan, nghiên cứu.
Ngoài tầm quan trọng trong vấn đề là điểm nhấn để thu hút khách du lịch, tạo doanh thu dịch vụ góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương thì Mỹ Sơn còn là di tích nghệ thuật đặc sắc nhất của khu vực Đông Nam Á. Các kiến trúc đền tháp Mỹ Sơn tuy đa phần không còn nguyên vẹn nhưng Mỹ Sơn vẫn là cứ liệu tốt nhất để khai phá quá trình  phát triển và thịnh vượng về mặt lịch sử và nghệ thuật của Vương quốc Champa cổ đại.
Linga mới phát hiện tại Mỹ Sơn
Linga mới phát hiện tại Mỹ Sơn
4. Vấn đề và giải pháp trùng tu di tích Mỹ Sơn
 Sự khai thác về du lịch của Thánh địa Mỹ Sơn đã làm kiệt sức những ngôi tháp cổ trước những bàn chân của du khách tham quan, vấn đề khai thác phải luôn đi đôi với trùng tu và bảo tồn những ngôi tháp cổ, đó là điều hết sức cần thiết mà tất cả các bộ nghành làm du lịch phải biết và điều biết.
 Hàng ngày với hàng trăm lượt khách tham quan với lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi ngày thì với lợi nhuận mỗi ngày như thế thì không dại gì thánh địa Mỹ Sơn phải đóng cửa để bảo tồn, trùng tu. Với tình trạng tham quan quá tải vào giờ cao điểm sẽ khiến đền tháp bị ảnh hưởng dẫn đến xuống cấp nghiêm trọng, ngoài ra các hệ thống phương tiện đưa đón khách du lịch vào quá gần trung tâm đền tháp sẽ gây rung chấn đến địa chất nền móng của toàn bộ đền tháp.
 Đặc biệt vào tháng 10 hàng năm Mỹ Sơn luôn phải gánh chịu những trận lũ quét trên diện rộng, toàn bộ các đền tháp đều nằm trong thung lũng với bán kính 2km nên đa phần các đền tháp đều bị ngập úng từ nửa thân đến nguyên phần đền tháp gây nên làm rã các mạch liên kết giữa các viên gạch, kết cấu gạch tháp bị mềm, dễ vỡ vụn do bị ngâm nước lâu ngày dẫn đến các ngôi tháp có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào.
 Do vậy các vấn đề cần đặt ra là phải tăng khoảng cách thời gian tham quan Mỹ Sơn để tránh quá tải gây ảnh hưởng đến địa chất nền móng của toàn bộ khu thánh địa, cần khoanh vùng để trồng rừng phòng hộ nhằm bảo vệ môi trường xung quanh, chống xói mòn, sạt lở đất, tái tạo cảnh quan khu di tích, đồng thời ngăn chặn dòng nước lũ tràn vào khu thánh địa vào mùa mưa.
 Đầu tháng 11-2012 một dự án trùng tu, bảo tồn di tích Mỹ Sơn đã được triển khai do Viện Khảo cổ học Ấn Độ tiến hành với kinh phí trùng tu 3 triệu USD, hy vọng với kinh phí lớn, sự hỗ trợ của kỹ thuật tiên tiến cùng với kinh nghiệm của các Kiến trúc sư, các chuyên gia của Ấn Độ giúp đỡ, Mỹ Sơn sẽ được cứu nguy khỏi nguy cơ biến thành phế tích.
Putra Jatrai
Tác giả gửi trực tiếp cho BBT Gulpataom
Read more…