Du lịch Đà Nẵng.

Dấu xưa hồn cũ ở làng cổ Nha Trang

3:31:00 PM |
TƯ VẤN HÀNH TRÌNH VỀ THĂM NHÀ CỔ TẠI ĐÂY
GI TÔI::0935228333 /01292015589 hoc nhn vào đây và gi mail cho tôi!

Trong số 50 ngôi nhà cổ nằm rải rác khắp Khánh Hòa, làng Phú Vinh có tới 6 ngôi nhà trên trăm năm tuổi, còn gần như nguyên vẹn bên dòng sông Cái ở Nha Trang.
Làng Phú Vinh thuộc xã Vĩnh Thạnh, cách trung tâm TP Nha Trang chừng 7 km. Bạn có thể đến đây bằng cả đường bộ và đường sông. Nếu những con đường dẫn đến làng quanh co rợp bóng cây xanh, hai bên lúa đồng thơm hương thoang thoảng, thì ngồi thuyền ngược dòng sông Cái đến Phú Vinh, bạn lại có cảm giác như đang bồng bềnh ở miền Tây sông nước.
Mặc dù nằm khá gần trung tâm thành phố du lịch biển Nha Trang nhưng làng cổ Phú Vinh vẫn giữ được nét đẹp yên bình như một cô gái quê nền nã. Bởi chỉ cần đặt bước chân đầu tiên đến đây bạn sẽ thấy ngay những hàng cau chạy dài tăm tắp từ phía đầu làng, thấp thoáng những mái nhà lợp mái âm dương cổ kính.
chudu_1383882370.jpg
Những ngôi nhà cổ ở Phú Vinh đã tồn tại hơn trăm năm qua. Ảnh: chudu
Tính đến nay Phú Vinh đã trải qua hơn 200 năm với nhiều biến cố thăng trầm, nhưng làng vẫn giữ được 6 ngôi nhà cổ và một ngôi đình nguyên vẹn theo kiến trúc xưa. Đó là địa thế “Sông giăng trước mặt, núi tựa sau lưng”, kết cấu bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương, các vì, kèo xà, con đội… được chạm khắc nhiều loại hoa văn tinh xảo.
Theo con đường làng quanh co như ngược thời gian về với cội nguồn, bạn sẽ đến ngôi nhà cổ gần 200 tuổi của ông Nguyễn Xuân Hải. Đây là nơi sinh sống của 6 thế hệ gia đình, và nay còn là nơi tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà của người miền Trung truyền thống với 3 gian, 2 chái, 36 cột gỗ, bên trong là bàn thờ cúng tổ tiên, bức hoành phi, câu liễn, tràng kỷ, bàn ghế, tủ trà… Với vẻ đẹp nhuốm màu thời gian, không gian nhà cổ đã tái hiện sống động bức tranh sinh hoạt của cha ông ngày trước.
doanhnhansaigon_1383882138.jpg
Bên trong ngôi nhà gần 200 tuổi mọi thứ vẫn được gìm giữ gần như nguyên vẹn. Ảnh: nhatrangtoday
Cảm giác đơn sơ, mộc mạc nhưng gần gũi, thân thương khi bạn tận mắt nhìn thấy những chiếc chum, chiếc chóe, cối giã gạo, bộ ván và rương cổ. Ngôi nhà tuy thấp nhưng lúc nào cũng thoáng khí và mát mẻ, không chỉ bởi những ô cửa sổ ở ngay gian chính mà còn bởi khu vườn cây ăn trái trĩu quả trước thềm nhà.
Bỏ lại những lo toan và cuộc sống náo nhiệt nơi phố thị, ngồi lại sân vườn của ngôi nhà cổ, nhâm nhi tách trà, lắng nghe tiếng chim lảnh lót dưới những tán cây, bạn sẽ thấy cuộc sống bình yên đến lạ. Điều đặc biệt khi đến thăm nhà cổ của ông Xuân Hải là bạn có thể mua chiếc bình đựng nước trà bằng trái dừa khô lạ mắt, hoặc chiếc gáo dừa do đích thân gia chủ làm, như một cách để gìn giữ dấu xưa hồn cũ.
Ngoài ra, thưởng thức trái cây ngay chính khu vườn của ngôi nhà cổ sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị như ở miệt vườn. Tuy không nhiều nhưng đủ loại hoa trái theo mùa như chuối, dừa, mít, xoài, mãng cầu, chôm chôm…, bạn chỉ cần gửi lại chủ nhà khoảng 30.000 đồng là có thể chọn ăn thỏa thích.
saigongiaiphong-up.jpg
Không gian đậm chất Việt là điểm cuốn hút với nhiều du khách. Ảnh: nhatrangtoday.
Chuyến du hý tới làng cổ Phú Vinh chưa thể dừng lại ở đây nếu bạn chưa thử một chuyến xe ngựa vòng quanh khắp xóm. Những chiếc xe ngựa tuy cũ nhưng là “của hiếm” ở Nha Trang sẽ đưa bạ đến nơi dệt chiếu, se nhang truyền thống trong tiếng vó ngựa và chuông lắc leng keng.
Bạn sẽ bắt gặp trên đường những giếng nước rêu phong, những cây cầu gỗ chông chênh trên mặt nước. Nhưng chỗ nào cũng rợp mát cây xanh và vang vọng tiếng cười đùa trẻ nhỏ. Chi phí cho mỗi chuyến xe ngựa chở hai người khoảng 20.000 – 30.000 đồng.
Không quá tốn kém và thời gian tham quan, đi lại vừa phải, đến với làng cổ Phú Vinh bạn sẽ có những góc nhìn mới lạ về thành phố biển Nha Trang.
Vy An
Read more…

Cưỡi ngựa du hí năm Giáp Ngọ

3:29:00 PM |
TƯ VẤN HÀNH TRÌNH TẠI ĐÂY
GI TÔI::0935228333 /01292015589 hoc nhn vào đây và gi mail cho tôi!
Xe ngựa từ lâu không còn xa lạ ở nhiều điểm du lịch trong cả nước, nhưng mỗi nơi cho du khách những cảm nhận khác nhau khi sử dụng dịch vụ này.
Khắp các điểm du lịch trên cả nước như Hạ Long (Quảng Ninh), Cửa Lò (Nghệ An), Phú Yên, Bình Định, An Giang… đều có dịch vụ thuê xe ngựa tham quan.
Ngắm thông Đà Lạt trên xe ngựa
Đà Lạt yên bình và thơ mộng luôn có chỗ cho những phương tiện “không khói” thảnh thơi dạo ngắm. Ngoài xe đạp đôi, xe ngựa được nhiều du khách lựa chọn để vãn cảnh vùng đất ngàn thông. Xe ngựa ở Đà Lạt trước kia chủ yếu được dùng để vận chuyển hàng hóa trên những con dốc quanh co, sau này mới được đưa vào khai thác du lịch và trở thành điểm nhấn của vùng đất cao nguyên.
Xe ngựa ở thành phố thông reo. Ảnh: otofun
DL-1845-1389864019.jpg
Dạo một vòng quanh thành phố, không khó để bắt gặp những cỗ xe ngựa thong thả rảo bước trên những con đường rợp bóng thông reo. Từ vườn hoa thành phố, hồ Xuân Hương đến thung lũng Tình yêu, hồ Than Thở, dinh Bảo Đại… du khách đều có thể tìm thấy dịch vụ cho thuê xe ngựa tham quan.
Xe thường đủ chỗ cho cả gia đình từ 4 đến 6 người ngồi nên tạo không gian thân mật cho các thành viên trên hành trình du lịch. Không mất sức như đi bộ, nhưng du khách vẫn có thể hòa mình với thiên nhiên trong chiếc xe ngựa bốn bề đón gió. Sẽ chẳng có gì tuyệt vời hơn trong một ngày Đà Lạt đẹp trời, ánh nắng xiên dịu nhẹ qua hàng thông xanh ngút, được vắt vẻo thả mình trên xe ngựa, thả hồn theo tiếng vó vang xa.
Lúc lắc xe ngựa biển Nha Trang
Từng có thời, xe ngựa rất thịnh trên phố biển Nha Trang. Trên chiếc xe 2 bánh do ngựa kéo, người ta có thể ung dung, tự tại phóng tầm mắt ra bờ biển trải dài, lướt chậm rãi qua hàng dừa đổ bóng. Ngày nay, du khách đến đây đã không còn thấy những chiếc xe ngựa vào ra thành phố, nhưng vẫn muốn thử cảm giác lúc lắc trên xe ngựa và thong dong dạo biển, không đâu khác là đảo Khỉ ngoài khơi.
Dạo Đảo Khỉ trên xe ngựa. Ảnh: laodong
Dao-Khi-laodong-7571-1389864019.jpg
Cách đất liền khoảng 15 phút đi tàu, du khách đã đặt chân đến “Hoa Quả Sơn” của phố biển Nha Trang. Nếu đi bộ giúp du khách gần hơn với những chú khỉ tinh nghịch thì xe ngựa sẽ giúp bạn khám phá khu vực sống của chúng ngoài rìa đảo. Ở đây, những chú khỉ dường như đã quen với tiếng lộc cộc của xe ngựa đưa khách tham quan nên chỉ cần nghe từ xa, lũ khỉ từ trong hang hốc, cây cối đã ùa ra như con trẻ.
Nếu yêu khung cảnh đồng quê, Nha Trang cũng sẵn sàng chào đón bằng những cuốc xe ngựa đến làng cổ Phú Vinh, cách trung tâm thành phố chừng 7 km. Trên con đường làng khấp khểnh, chiếc xe ngựa thô sơ sẽ đưa du khách đến thăm những ngôi nhà cổ in dấu thời gian, ngắm nhìn vườn cây trái xum xuê và ruộng lúa bạt ngàn. Xe lắc lư mà tâm hồn như trôi dạt tận phương nào.
Huế - Bình yên xe ngựa
Ở Huế, trước kia xe ngựa là phương tiện di chuyển chỉ dùng cho bậc vua chúa và quý tộc phong kiến. Được ngồi trên xe ngựa dạo phố phường và thưởng ngoạn cảnh đẹp là thú vui tao nhã của các bậc giai nhân quyền quý. Ngày nay, ngoài xích lô, những chiếc xe ngựa cũng mang đến cho phố phường Huế một vẻ đẹp lãng mạn, thanh tao.
Xe ngựa ở cố đô. Ảnh: hueworldheritage
hueworldheritage-6139-1389864019.jpg
Xe ngựa vốn thong thả, chậm rãi, lại lạc vào đường phố trầm mặc, yên bình của cố đô khiến thời gian nơi đây như lắng đọng. Trong không gian của lầu son, gác tía, du khách như trở về với giới quý tộc xưa khi được ngựa xe đón rước, rong ruổi khắp các con đường rợp bóng cây xanh. Theo sự điều khiển điêu luyện của các bác xà ích, chú ngựa nhẹ nhàng đưa khách đến thăm các di tích Hoàng thành, lăng tẩm, chùa chiền…, cứ thế một Huế rất khác hiện dần ra trước mắt.
Nếu ở Hà Nội, bạn có thể tìm thuê xe ngựa ở bãi đá sông Hồng. Xe ngựa được thuê ở đây chủ yếu phục vụ chụp ảnh lưu niệm, đặc biệt là năm Giáp Ngọ đang tới rất gần. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thuê xe ngựa để dạo một cuốc quanh khu bãi cỏ, tận hưởng không gian khoáng đạt hiếm có với phương tiện độc đáo ngay giữa thủ đô.
Vy An
Read more…

Sa Pa

3:23:00 PM |

Sa PaChìm trong làn mây bồng bềnh, thị trấn Sa Pa như một thành phố trong sương huyền ảo, vẽ lên một bức tranh sơn thủy hữu tình. Nơi đây, có thứ tài nguyên vô giá đó là khí hậu trong lành mát mẻ, mang nhiều sắc thái đa dạng. Nằm ở độ cao trung bình 1500m – 1800m, nên khí hậu Sa Pa ít nhiều lại mang sắc thái của xứ ôn đới, với nhiệt độ trung bình 15-18°C. Từ tháng 5 đến tháng 8 có mưa nhiều.Đã không ít lần Sa Pa có tuyết rơi, và đây là nơi duy nhất có tuyết rơi ở Việt Nam, thật là đặc biệt phải không ạ?
Chắc có lẽ ai cũng thắc mắc rằng vì sao có tên gọi là Sa Pa .Sa Pa, tên gọi này từ tiếng quan thoại. Tiếng quan thoại gọi Sa – Pả, “Sa” là cát, “Pả” là bãi. Địa danh của “bãi cát” này ở bên phải cầu km 32 từ Lào Cai vào Sa Pa. Ngày xưa chưa có thị trấn Sa Pa, cư dân ở vùng đất này đều họp chợ ở “bãi cát” đó. Do vậy, dân địa phương ai cũng nói là “đi chợ Sa Pả”.Từ hai chữ “Sa Pả”, người Phương Tây phát âm không có dấu, nên thành Sa Pa và họ đã viết bằng chữ Pháp hai chữ đó là “Cha Pa” và một thời gian rất lâu người ta đều gọi “Cha Pa” theo nghĩa của từ tiếng Việt.Còn thị trấn Sa Pa ngày nay, trước có một mạch nước đùn lên đục đỏ, nên dân địa phương gọi là “Hùng Hồ”, “Hùng” là đỏ, “Hồ” là hà, là suối, suối đỏ.
Sa Pa có đỉnh Phan Si Păng cao 3.143m trên dãy Hoàng Liên Sơn. Gọi Hoàng Liên Sơn, bởi duy nhất trên dãy núi này có cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, hiếm. Ngoài ra dãy Hoàng Liêncòn là “mỏ” của loài gỗ quý như thông dầu, của bao chim thú, như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương và của hàng ngàn loại thuốc. Khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn có 136 loài chim, có 56 loài thú, 553 loài côn trùng. Có 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam. Rừng Hoàng Liên Sơn có 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc.
 Đến với Sa Pa du khách không thể bỏ qua khu du lịch Hàm Rồng, núi Hàm Rồng ở sát ngay thị trấn, bất kỳ du khách nào cũng có thể lên đó để ngắm toàn cảnh thị trấn, thung lũng Mường Hoa
Sa PảTả Phìn ẩn hiện trong sương khói và được nghe về sự tích tên gọi Hàm Rồng và ý nghĩa của nó.Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. du khách có thể hòa mình vào những vũ điệu, những bài hát và tiếng sáo du dương và cùng nhảy sạp với người dân nơi này. Và, nếu ai đã đến Thạch Lâm (Vân Nam, Trung Quốc) thìHàm Rồng cũng có thể giúp các bạn tưởng tượng là Thạch Lâm được. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất. Tham quan Hàm Rồng du khách có thể trải nghiệm cảm giác như được lên chốn tiên cảnh!sánh ngang với mây trời, sương khói, cảm giác thật tuyệt vời
Ham Rong
Còn có nhà thờ cổ ở ngay thị trấn và từ thị trấn đi ngược về hướng đông bắc trên đường đi tới động Tả Phìn có một tu viện được xây gần toàn như bằng đá tại một sườn đồi quang đãng, thoáng mát. Qua tu viện đi bộ ba cây số theo hướng bắc ta đến hang động Tả Phìn với độ rộng có thể đủ chứa một số lượng người cỡ trung đoàn của quân đội. Trong hang nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh.Đặc biệt tại thung lũng Mường Hoa có 196 hòn chạm khắc nhiều hình kỳ lạ của những cư dân cổ xưa cách đây hàng ngàn vạn năm mà nhiều nhà khảo cổ học vẫn chưa giải mã được. Khu chạm khắc cổ đã được xếp hạng di tích quốc gia. Thị trấn Sa Pa, đi về phía tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc với những dòng nước đổ ào ào từ độ cao trên 200m tạo thành âm thanh núi rừng đầy ấn tượng. Leo lên bên trên Thác Bạc ta sẽ thưởng thức được những cảm nhận thật mới mẻ và vô cùng thú vị, cảm giác như hòa cùng với thiên nhiên.
Có lẽ chính vì sự đặc biệt của khí hậu và thiên nhiên nơi này nên ẩm thực nơi đây cũng vô cùng độc đáo, đến đây du khách có thể thưởng thức cơm Lam- món ăn đặc trưng của người dân tộc vùng cao, thịt lợn bản nướng, lòng nướng, trứng nướng, lợn bản cuộn nấm Kim Chi nướng,vv…du khách có thể tưởng tượng ra rằng mình đang ngồi trong một làn sương dày đặt, bên bếp than hồng ấm áp và thưởng thức các các món nướng thì cảm giác như thế nào ạ? Thật là tuyệt vời phải không?.Ngoài ra, Sa Pa là “vương quốc” của hoa trái, như đào hoa, đào vàng to, đào vàng nhỏ, mận hậu, mận tím, mận tam hoa, hoa lay dơn, hoa mận, hoa lê, hoa đào, hoa cúc, hoa hồng…đặc biệt là hoa bất tử sống mãi với thời gian.quý khách có thể mua mứt táo, đào, các loại…và rượu ngô  về làm quà cho người thân và bạn bè.
Văn hóa bản địa của người dân nơi đây cũng độc đáo không kém.Sa Pa với 6 tộc người cũng cư trú, mỗi tộc người có một vốn văn hoá riêng với các lễ hội như lễ hội “Roóng pọc” của người Giáy Tả Van, lễ hội “Sải Sán” (đạp núi) của người Mông, lễ “Tết nhảy” của người Dao Đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm. Và một nét đặc trưng của Sa Pa  đó chính là Chợ phiên của Sa Pa họp vào ngày chủ nhật tại huyện lỵ (thị trấn Sa Pa). Người dân ở vùng xa phải đi từ ngày thứ bảy. Vào tối thứ bảy mọi người cùng thức vui với nhau bằng những bài hát dân ca của trai gái người Mông, người Dao, bằng những âm thanh của đàn môi, của sáo, của khèn Mông, bằng những bát rượu tràn đầy của những người có tuổi…và người ta đã đặt cho nó là “chợ tình”.
Du khách khi đến với Sa Pa một lần sẽ mong muốn quay lại thêm nhiều lần nữa, vì cách phục vụ, dịch vụ du lịch vô cùng chất lượng tại nơi đây, có thể nói nơi đây là một trong những nơi mà người dân biết cách làm dịch vụ nhất tại Việt Nam. Quý khách hãy cứ yên tâm dạo trên đường thị trấn Sa Pa vào 1,2 giờ sáng và thưởng thức ẩm thực độc đáo nơi này.Những món quà làm bằng thổ cẩm sẽ là vật không thể thiếu trong hành trang của du khách khi phải rời khỏi nơi này. Hãy đến với Sa Pavà du khách sẽ tận hưởng những giây phút thú vị nhất cùng người thân và bạn bè tại nơi này.
                                                                                                      Nguồn:Sưu tầm
Read more…

Chùa Linh Ứng (Đà Nẵng): Kiến trúc "tân cổ giao duyên" lạ mà đẹp

10:42:00 AM |

 VIẾNG CHÙA LINH ỨNG TƯ VẤN TẠI ĐÂY

GI TÔI::0935228333  hoc nhn vào đây và gi mail cho tôi!

Các gian liền nhau, đều có kiến trúc mái tầng, nhưng được sắp đặt rất khoa học, thoáng đãng nhưng không quá loãng, gần nhau nhưng không san sát tới mức vướng tầm mắt.

Không ít lần vãn cảnh chùa, được đi thăm thú nhiều nơi, cũng có lần đến gần nửa ngày thăm viếng một ngôi chùa miền biển như ở Sầm Sơn, Đồ Sơn, Nam Định… nhưng, lần đầu tiên về với chùa Linh Ứng - Bãi Bụt, Sơn Trà, Đà Nẵng một ngày giữa tháng 10; một quần thể kiến trúc “tân cổ giao duyên”, kết hợp kiến trúc chùa truyền thống, xen lẫn những chấm phá nét hiện đại khiến tôi chỉ muốn ở lại thật lâu…

Một lối dẫn lên chùa
Khoảng không gian “bán sơn” rộng khắp, theo góc nhìn riêng của tôi như chừng một phần quả núi được san bằng, ngự trên đó là một quần thể kiến trúc được bố trí đơn giản nhưng rất hiệu quả. Gian chính điện Tam Bảo và gian Nhà Tổ (bên trong một mặt đặt tôn tượng Đạt Ma Tổ Sư, một mặt đặt tôn tượng Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi) nối cách nhau một khoảng sân, có mái ngói che chắn. Sát gian Nhà Tổ là hai gian nhà khách mới xây, trong đó có một gian được bố trí theo cạnh chữ U.

Ngay khoảng sân áp lưng gian Chính điện, nhìn hướng Nhà Tổ là một “vườn tượng Phật” nhỏ với tôn tượng Đức Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng đồng, còn lại là tôn tượng Đức Phật Bổn Sư, tôn tượng Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, tôn tượng Đức Phật Di Lặc, tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát bằng gỗ trông thật đẹp.

“Vườn tượng Phật”
Nơi gian Chính điện Tam Bảo uy nghiêm thanh tịnh, chính giữa là tôn tượng Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải là tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, và bên trái là tôn tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát. Sảnh trước gian chính điện, một bên là tôn tượng Diện Nhiên Vương Bồ Tát, bên kia đặt tôn tượng Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát. Thẳng hướng chính điện là “Vườn La Hán” nhìn ra biển, nơi đặt tôn tượng 18 vị La Hán được tạc bằng đá trắng nguyên khối.  

Toàn bộ mái chùa và các gác mái, thay vì lợp ngói đỏ, sơn màu nâu hoặc đỏ nâu, đều phủ một màu xanh trúc dịu mát. Các gian liền nhau, đều có kiến trúc mái tầng, nhưng được sắp đặt rất khoa học, thoáng đãng nhưng không quá loãng, gần nhau nhưng không san sát tới mức vướng tầm mắt.

Dù ở không gian nào, bên trong hay ngoài trời, không khí vẫn trong lành, mát dịu. Bên ngoài, khi có ánh nắng mặt trời, các khoảng sân đều được lấp đầy ánh nắng, nếu đứng từ trong nhìn ra, như nơi gian nhà khách sát Nhà Tổ chẳng hạn, bạn sẽ thấy một thảm nắng vàng lung linh, từng làn gió biển mát rượi xa đưa thật khoan khoái…

Những hình ảnh chùa Linh Ứng - Bãi Bụt, Sơn Trà, Đà Nẵng:

Vườn Lộc Uyển

Ban thờ Đạt Ma Tổ Sư nơi gian Nhà Tổ

Khoảng sân nhìn từ gian Nhà Tổ







Bên trong chính điện Tam Bảo

Diện Nhiên Vương Bồ Tát

Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát



Vườn La Hán

Một khoảng sân sau nhìn ra nơi đặt tôn tượng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đá nguyên khối cao 63,3 mét





Kiến trúc "tân cổ giao duyên" lạ mà đẹp

                                                      Nguồn:Sưu tầm
Read more…

7 địa điểm du lịch bụi lý tưởng miền Trung và miền Nam – Đi du lịch Việt Nam

9:26:00 AM |
TRONG CÁC HÀNH TRÌNH ẤY BẠN MUỐN ĐẾN ĐÂU,LIÊN HỆ TẠI ĐÂY
GỌI TÔI:hoặc nhấn vào đây và gửi mail cho tôi:0935228333 /01292015589
địa điểm du lịch được liệt kê dưới đây chính là những địa điểm ưa thích của dân phượt. Dường như những cơn mưa lớn kéo dài tại khu vực miến bắc khiến những người thích đi du lịch bụi chọn điểm đến tuần qua ở khu vực miền trung và miền nam.
Mời bạn đọc cùng tham khảo 7 điểm đến đáng chú ý cho dân du lịch bụi
7 địa điểm du lịch bụi lý tưởng miền Trung và miền Nam - Đi du lịch Việt Nam phần 1
Mai Châu – Hòa Bình, điểm đến cho những ai muốn tìm sự yên bình sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Ảnh Hổ Trắng (Nhóm ‘Những người thích đi du lịch’)
7 địa điểm du lịch bụi lý tưởng miền Trung và miền Nam - Đi du lịch Việt Nam phần 2
Kênh Gà, điểm du lịch sinh thái còn khá non trẻ của Ninh Bình. Đây là điểm đến trong ngày của những ai ưa thích thiên nhiên.
Ảnh Hổ Trắng (Nhóm ‘Những người thích đi du lịch’)
7 địa điểm du lịch bụi lý tưởng miền Trung và miền Nam - Đi du lịch Việt Nam phần 3
Đà Nẵng, điểm đến quen thuộc của những người thích đi du lịch. Sự xuất hiện của chiếc cầu rồng mới đây càng khiến thành phố hiện đại này thêm hấp dẫn.
Ảnh Hai van Nguyen (Nhóm ‘Những người thích đi du lịch’)
7 địa điểm du lịch bụi lý tưởng miền Trung và miền Nam - Đi du lịch Việt Nam phần 4
Thác Bản Giốc, địa danh nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Với những người yêu du lịch phượt, yêu thích sinh thái… đây là điểm đến không thể bỏ qua.
Ảnh Hổ Trắng (Nhóm ‘Những người thích đi du lịch’)
7 địa điểm du lịch bụi lý tưởng miền Trung và miền Nam - Đi du lịch Việt Nam phần 5
Đảo Nam Du, Kiên Giang đang trở thành điểm đến nóng nhất mùa hè này sau khi khu vực này thường xuyên xuất hiện tuyệt đẹp trong ảnh của các nhiếp ảnh gia.
Ảnh Minh Phuc Nguyen (Nhóm ‘Những người thích đi du lịch’)
7 địa điểm du lịch bụi lý tưởng miền Trung và miền Nam - Đi du lịch Việt Nam phần 6
Điểm chốt của cả dải biển miền Trung, nơi bất cứ khách du lịch nào cũng muốn dừng lại dù chỉ vài phút: Lăng Cô
Ảnh Cecilia Ninh (Nhóm ‘Những người thích đi du lịch’)
7 địa điểm du lịch bụi lý tưởng miền Trung và miền Nam - Đi du lịch Việt Nam phần 7
Huế không chỉ có những tà áo trắng, thành cổ, những món ăn hấp dẫn… Còn có một Huế hiến đại, đang chuyển mình mạnh mẽ.
Ảnh Phuong Veo (Nhóm ‘Những người thích đi du lịch’)
                                                                                          Nguồn:sưu tầm
Read more…

Các địa điểm tham quan tại Bà Nà

9:00:00 AM |
BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO HÀNH TRÌNH VỀ BÀ NÀ TẠI ĐÂY
GI TÔI:hoc nhn vào đây và gi mail cho tôi:0935228333 /01292015589
Đến với Bà Nà du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng – xuân, trưa – hạ, chiều – thu, tối – đông. Cảm xúc của mỗi người khi lên nơi này có thế có khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cái ý nghĩ rằng, giữa vùng nhiệt đới gió mùa này mà chọn một nơi như Bà Nà làm nơi nghỉ dưỡng thì khó có nơi nào bằng sẽ luôn là một ý nghĩ chung…
Bà Nà Hills được đầu tư phát triển từ giai đoạn đầu thế kỉ 20. Lúc đầu người Pháp đã tìm ra, xây dựng và sớm phát triển thành một khu du lịch nổi tiếng một vùng. Nhưng đến sau 1945, Bà Nà bị bỏ hoang phế, mãi đến năm 1998, UBND Thành phố Đà Nẵng quyết định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn với hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khu bảo tồn…
ba-na-hills-moutain-resort-thodiadathanh
Bà Nà có chế độ khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 15-20o C, cao nhất chỉ đến 22 – 25o C, còn về đêm, nhiệt độ trung bình về đêm khoảng 15 – 17o C.

Các địa điểm tham quan tại Bà Nà

Cáp treo Bà Nà

Cáp treo Bà Nà được xây dựng đúng theo công nghệ của Áo, đảm bảo tiêu chuẩn của Hiệp hội cáp treo châu Âu. Toàn tuyến cáp treo có 22 trụ với 94 cabin, công suất phục vụ 1.500 khách/giờ. Thời gian đi từ ga đi đến ga đến (hoặc ngược lại) là 15,05 phút với vận tốc 6m/giây.
cap-treo-ba-na-thodiadathanh
Cáp treo Bà Nà không chỉ phục vụ vận chuyển hành khách lên xuống “Đà Lạt của miền Trung” mà còn là một sản phẩm du lịch rất hấp dẫn. Bà Nà nhìn từ cáp treo là bức tranh hoàn mỹ, đầy màu sắc với bốn bề mây phủ điệp trùng. Ngồi trên carbin cáp treo lơ lửng giữa lưng chừng mây, nhìn xuống bạt ngàn núi rừng phía dưới du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh núi rừng, thác nước… rất hùng vĩ, ngoạn mục.

Chùa Linh Ứng

Chùa Linh Ứng nằm trên đỉnh Bà Nà với độ cao gần 1.500m, chùa Linh Ứng được khánh thành vào ngày 05/03/2004. Kiến trúc chùa gần giống với kiến trúc của chùa Tam Thai ( Ngũ Hành Sơn ).
Ngôi chùa có một bức tượng Đức Bổn Sư cao 27 m màu trắng. Xung quanh đế tượng có 8 mặt thể hiện 8 giai đoạn của cuộc đời Đức Phật. Chùa còn có Vườn Lộc Uyển – nơi đức Phật thuyết giáo lần đầu tiên.
chua-linh-ung-o-ba-na-thodiadathanh
Chùa Linh Ứng vô cùng linh thiêng, những nét kiến trúc tinh tế của chùa làm cho không khí thiền môn thêm thanh tịnh, lòng người vãn cảnh chùa thêm thanh tao, thư thái.

Suối Mơ

Khi đi Cáp treo Bà Nà để đi lên đỉnh Vọng Nguyệt, nhiều du khách có thể nhìn xuống dưới và nhìn thấy suối Mơ đang chảy ở bên dưới. Vào mùa hè, suối Mơ trở nên rất đông khách du lịch vì nơi đây có ngọn thác Tóc Tiên 9 tầng trông giống như mái tóc của một nàng tiên.
suoi-mo-o-ba-na-thodiadathanh

Fantasy Park : Thiên đường trò chơi

Dựa theo cuốn tiểu thuyết “ Hành trình vào trung tâm trái đất” và “ Hai vạn dặm dưới biển” của nhà văn người Pháp Jules Verne, Bà Nà Hills Mountain Resort đã cho ra đời khu vui chơi giải trí trong nhà với diện tích 21.000m2 đạt đẳng cấp quốc tế.
fantasy-park-o-ba-na-thodiadathanh
Bà Nà Hills Fantasy Park đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của mọi lứa tuổi. Từ các trò chơi vui nhộn dành cho trẻ em đến các trò chơi mạo hiểm dành cho thanh niên và người lớn tuổi hơn. Fantasy Park còn có ba khu vực nhà hàng và ẩm thực phục vụ các món ăn Âu, Á đáp ứng mọi nhu cầu khách hàn

Các khu vui chơi và nghỉ mát khác

Trên núi Bà Nà, các khu vực nghỉ mát của binh lính Pháp đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 mà hiện giờ tồn tại qua các phế tích giữa rừng, ngày nay, các ngôi biệt thự, nhà nghỉ đã được xây dựng lại và xuất hiện trong các khu resort : Bà Nà by night, Lê Nim, Biệt thự Hoàng Lan, … Và trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục khôi phục và xây dựng một số biệt thự cổ, khu văn hóa Phật giáo, hầm rượu và hàng loạt khách sạn, biệt thự, quán bar, sân tennis, sân cầu lông…
Đến với Khu du lịch Bà Nà là đến và bắt đầu một cuộc dạo chơi kỳ thú hấp dẫn,  để cùng cảm nhận những khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời nơi đây, để cùng khám phá các địa điểm tham quan tại Bà Nà.
                                                                                                     Nguồn:sưu tầm
Read more…

Các địa đạo nổi tiếng của Việt Nam

10:14:00 PM |
HÀNH TRÌNH ĐẾN 1 TRONG CÁC ĐỊA ĐẠO TƯ VẤN TẠI ĐÂY
GI TÔI::0935228333 /01292015589 hoc nhn vào đây và gi mail cho tôi

Nổi tiếng nhất là hai địa đạo Củ Chi và Vĩnh Mốc, tiếp đến là các địa đạo Trái Khế, Vĩnh Linh...
<>Địa đạo Củ Chi


 Bản vẽ mô hình địa đạo Củ Chi. 

 
 Hầm chỉ cao vừa đủ một người đi lom khom. 

 
Tái hiện hình ảnh dân quân vót chông trong địa đạo 
 
Một phòng ở điển hình. 


Tái hiện hình ảnh dân quân trồi lên từ địa đạo.
Địa đạo Củ Chi cách TP.HCM 70km về hướng tây bắc. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.
Địa đạo được xây dựng vào cuối những năm 1940, trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép". Ban đầu, cư dân trong khu vực chỉ đào hầm, địa đạo để tránh các cuộc bố ráp cũng như làm nơi trú ẩn cho bộ đội. Sau đó do nhu cầu đi lại, các hầm, địa đạo được nối liền với nhau, tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn.
Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến trên 200km. Ðường hầm sâu dưới đất từ 3-8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m.
Trong thời gian chiến tranh, không có thương vong tại hầm, song do thiếu ánh sáng, lương thực nên chỉ còn khoảng 6.000 người sống sót.
<>Địa đạo Vĩnh Mốc
 
 Bom crater tại Vĩnh Mốc. 


 Bom đạn Mỹ ở địa đạo Vĩnh Mốc. 


Hệ thống giao thông hào. 


 Tái hiện sinh hoạt của các gia đình trong lòng địa đạo.
Địa đạo Vĩnh Mốc thuộc thôn Vĩnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Hệ thống địa đạo này tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972. Điều đặc biệt, vị chỉ huy công trình này lúc bấy giờ chỉ vừa hết bậc tiểu học.
Cấu tạo địa đạo như một ngôi làng dưới lòng đất với rất nhiều căn hộ đủ chỗ cho 3 đến 4 người ở, 3 giếng nước, hội trường với sức chứa 50 người, bệnh xá, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm đặt máy điện thoại…
Hệ thống địa đạo gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất sâu 12m, dùng để sinh sống, tầng thứ hai cách mặt đất 15m, được dùng làm nơi cất giữ lương thực và vũ khí hay hội họp và tầng cuối cùng sâu 23m, được dùng để tránh bom.
Địa đạo Vĩnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi. Tại các cửa hầm đều có lắp đặt gỗ chống sập.
Hầm có sức chứa khoảng 1.200 người. Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại, không những không có bất kỳ tổn thất nào về người và còn đón thêm 17 em bé chào đời.
Hiện địa đạo Vĩnh Mốc nằm trong hệ thống các điểm du lịch khu phi quân sự. Hàng ngày, nơi đây đón tiếp hàng trăm lượt khách tham quan, nhiều nhất là các cựu quân nhân từng chiến đấu ở đây.
<>Địa đạo Khe Trái, Thừa Thiên – Huế
Địa Đạo Khe Trái hay địa đạo Khu Ủy Trị Thiên Huế là một trong những di tích lịch sử chứng kiến quá trình chuẩn bị, chiến đấu và kết thúc chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân Trị Thiên Huế.
Địa đạo nằm ở đồi 160 thuộc địa bàn phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, có 3 cửa đều nằm trên triền dốc của đồi 160. Từ ba cửa số 1, 2, 3 đi vào bên trong là lòng địa đạo. Nơi đây có các hầm ngủ, hầm hội họp… Ngoài ra, còn có cây khô ở các vách hầm, được dùng làm trụ để mắc võng.
Hiện địa đạo đang mở cửa cho du khách tham quan. Điểm cộng là không thu tiền vé vào cửa, điểm trừ là thiếu các dịch vụ đi kèm đặc thù du lịch như hướng dẫn viên, nhà hàng, quán ăn...
<>Địa đạo Vĩnh Linh
 
Họp trong địa đạo.
Hệ thống làng hầm địa đạo Vĩnh Linh được xây dựng từ năm 1966 - 1968, sau khi kẻ thù leo thang đánh phá miền Bắc với sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1965. Địa đạo có tổng chiều dài hơn 40km. Ngoài ra còn có một hệ thống giao thông hào dài hơn 2.000km nối thông các làng hầm, địa đạo với nhau; cùng hệ thống hầm hào, tiểu đạo lên đến hàng chục chiếc.
Mỗi làng hầm - địa đạo là hình ảnh thu nhỏ của làng quê được kiến tạo trong lòng đất với nhiều công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt và chiến đấu. Cấu trúc của mỗi làng hầm bao gồm: một trục đường hầm chính chạy dài trong khu vực gần kề với những vị trí phòng thủ và sinh hoạt, sản xuất, hoặc xuyên qua các quả đồi nhằm đảm bảo cho sự vững chắc và thuận lợi nhất. Từ trục chính có các nhánh tỏa ra các nơi để nối với hệ thống căn hộ, kho, bếp, giếng nước, cửa ra vào, giếng thông hơi... Địa đạo có 3 tầng: tầng 1 có độ sâu từ 10 - 12m; tầng 2 có độ sâu từ 13 - 15m; tầng 3 có độ sâu từ 16 - 23m.
Tuy nhiên, dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân, hệ thống làng hầm địa đạo Vĩnh Linh phần lớn đã bị biến mất hoặc xuống cấp.
<>Địa đạo Nhơn Trạch
Địa đạo Nhơn Trạch (xã Long Thọ, huyện Nhơn Trach) là di tích, danh thắng của Đồng Nai. Lực lượng đào địa đạo khoảng 20 người thay phiên nhau, đào bằng dụng cụ thô sơ như: cuốc, xẻng. Công trình khởi công vào ngày 19/5/1963, nhân kỷ niệm 73 năm ngày sinh Bác Hồ. Đến cuối năm 1964 đã đào được 1,5km đường địa đạo khép kín, liên hoàn trong lòng đất, nối từ căn cứ Huyện ủy về các xã Phú Hội, Phước An, Huyện đội...
Địa đạo có kết cấu hình vòm nằm sâu dưới mặt đất từ 5 đến 7m, cao từ 1,8m đến 2m, rộng từ 1m đến 1,2m. Bên trong địa đạo có nhiều lỗ thông hơi, ngách rẽ sang hai bên, hầm bí mật, giếng nước, bếp Hoàng Cầm... Địa đạo có thể chịu đựng sức công phá của bom 250kg, chứa được từ 300 đến 500 người.
Nguồn : 24h.com.vn

Read more…