Ngày 24/5, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế Ngô Hòa cho biết, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) đã chính thức trở thành một trong những vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Lễ trao giấy chứng nhận diễn ra tại thành phố Setubal - Bồ Đào Nha, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ V với chủ đề "Đại dương kết nối chúng ta".
Cùng với vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang, Lăng Cô là vịnh thứ ba của Việt Nam trở thành thành viên của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới (hiện Câu lạc bộ này có 30 vịnh thành viên, trong đó có 3 vịnh của Việt Nam).
Thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) là một vùng đất giàu tiềm năng bởi thiên nhiên, phong cảnh đẹp. Đèo Hải Vân, non xanh nước biếc, núi chạy dài ra sát mép biển. Bên dưới là bãi tắm Lăng Cô phẳng lì, gần như nguyên sơ, nước xanh trong.
Trước đây, người ta biết đến Lăng Cô như một điểm dừng chân của khách trước khi qua đèo, với vài dãy hàng cơm, một vài điểm bán hàng hải sản khô lèo tèo. Từ khi hầm đường bộ Hải Vân được khởi công xây dựng, thị trấn Lăng Cô mới trở nên nhộn nhịp hơn. Các lợi thế của vùng đất giàu tiềm năng này bắt đầu được khai thác.
Hiểu và đón trước thời cơ đến với vùng đất Lăng Cô, Khu du lịch Lăng Cô hình thành trên diện tích rộng hơn 10.000 m² với 60 phòng nghỉ dạng nhà biệt thự hướng ra biển, phục vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, thể thao, hội họp theo tiêu chuẩn quốc tế 4 sao và đều có chung lợi thế là gần quốc lộ 1A, hầm đường bộ Hải Vân và cách cảng nước sâu Chân Mây 8 km.
Cảng nước sâu Chân MâySau khi hầm đường bộ Hải Vân được đưa vào sử dụng, các đơn vị làm du lịch ở đây còn kết hợp mở thêm tuor du lịch Huế tham quan hầm đường bộ Hải Vân, vào Đà Nẵng mua sắm và ngược ra nghỉ đêm tại Lăng Cô trước khi về lại Huế thật hấp dẫn.
Trong tương lai, Lăng Cô còn có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch ngắm cảnh đèo Hải Vân, để tránh sự đơn điệu trong từng tuor, tuyến du lịch, chứ không chỉ là du lịch tắm biển, nhằm thu hút lượng lớn khách du lịch nước ngoài đến với vùng đất giàu tiềm năng này.
Nhìn ra xa, thị trấn Lăng Cô còn có vùng đầm phá, có đầm Lập An trải rộng trên địa bàn, với hệ động thực vật phong phú. Bà con ngư dân ở đây hết sức năng động trong việc du nhập các nghề mới trên đầm phá để tăng giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích, như nuôi ốc hương, vẹm xanh, nuôi cá giò, nuôi các loại cá đặc sản có giá trị kinh tế cao như các dìa, cá mú, cá hồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc làm cơ sở dịch vụ hậu cần cho du lịch phát triển./.
Đèo Hải VânSơ lược
Trên con đường xuyên Việt ra Bắc vào Nam, đèo Hải Vân luôn là một địa danh đầy ấn tượng. Đây là ngọn đèo cao nhất trong các đèo ở Việt Nam (khoảng 500m so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển.
Một đoạn trên đèo Hải VânTrong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: "Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam". Hơn 6 thế kỷ trước, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Hiện đèo Hải Vân là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng.
Ngay trên đỉnh đèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ
“Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề câu “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Đây là những từ đề tặng của vua Lê Thánh Tôn từ năm 1471, khi nhà vua trên đường Nam tiến, dừng chân ngắm cảnh nơi đèo Hải Vân.
Thật vậy, từ Nam chí Bắc, không có nơi nào đèo cao chênh vênh, cảnh đẹp lung linh, huyền ảo như Hải Vân. Đường đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, uốn lượn như dải lụa vắt ngang giữa trời mây, ẩn hiện giữa cây rừng, đá núi, thực sự là bức tranh thiên nhiên hoành tráng do kỳ công của tạo hoá và bàn tay của con người tạo ra đến mức hài hoà.
Đi đâu, chơi gì?
Đến Hải Vân là đến nơi giao thoa giữa hai vùng đất, thỏa mãn tâm lý chiếm lĩnh đỉnh cao, hòa vào âm vọng sử thi của bao dấu chân người xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của khúc ruột miền Trung. Vì vậy mà đèo Hải Vân lâu nay đã là nơi thưởng ngoạn lý tưởng của lữ khách vào Nam, ra Bắc.
Đến Hải Vân, khách có thể phóng tầm mắt bao quát cả vùng non nước bao la: nhìn về phía Bắc thấy biển Lăng Cô, xa hơn là dãy Bạch Mã đẹp như tên gọi; trông về phương Nam là vịnh Đà Nẵng, TP. Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn huyền thoại, Cù Lao Chàm và những bãi cát vàng chạy dài ôm lấy mặt nước biển trong xanh, bao la.
Hoàng hôn trên vịnh Đà Nẵng
Núi Bạch Mã đẹp như tên gọi
Sau khi nghỉ ngơi ở đỉnh đèo, du khách đổ đèo có thể xuôi về phía Bắc sẽ gặp làng chày Lăng Cô, được ví là chốn "Bồng lai tiên cảnh". Giám đốc Sở Du lịch Thừa thiên - Huế Võ Phi Hùng cho hay, ngay từ những năm đầu có dự án xây dựng đường hầm này, ngành du lịch địa phương đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đáp ứng yêu cầu phục vụ khách tham quan, đặc biệt là du lịch leo núi mạo hiểm.
Nhiều công ty du lịch của các địa phương khác cũng đang tập trung chuẩn bị thêm về nhân sự, vật chất cho điểm du lịch mới - đèo Hải Vân. Chỉ trong năm 2003, Lăng Cô đã được đổ vào hơn 600 tỉ đồng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, đưa vùng đất này sớm hoà nhập vào hàng ngũ những trung tâm du lịch lớn, nhất là du lịch biển - đầm phá với sự đa dạng về tài nguyên.
Con đường du lịch Lăng Cô chạy qua đầm Lập An thơ mộng dài 15km có vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng đã hoàn thành. Một hệ thống khách sạn 2 - 3 sao đã mở cửa đón du khách. Khá nhiều dự án nước ngoài cũng đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác du lịch tại đây. Chỉ tính riêng mùa hè năm 2003, trung bình mỗi ngày Lăng Cô đón hơn 1.000 lượt du khách.
Êm ả đầm Lập An
Trong khi đó, ở phía nam đèo Hải Vân, Đà Nẵng cũng chớp thời cơ ngay từ những năm dự án hầm đường bộ qua đèo Hải Vân hãy còn trong thời kỳ thai nghén. Thành phố đã đầu tư rất lớn cho cơ sở hạ tầng và hình thành các dự án về phát triển du lịch, nhất là khu du lịch liên hợp Xuân Thiều và tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành chạy dọc vịnh Đà Nẵng, nối từ trung tâm thành phố đến tận chân đèo Hải Vân.
Dọc theo tuyến đường ven biển đẹp nhất, nhì cả nước này là hàng loạt dự án phát triển du lịch đang được các nhà đầu tư triển khai. Trong dịp diễn ra Liên hoan Văn hoá du lịch miền biển vào cuối tháng 7 tới, TP. Đà Nẵng cũng sẽ chính thức khai trương tour du lịch Nam Hải Vân, hứa hẹn nhiều đặc sắc. Khu vực này nằm trong cụm du lịch liên hoàn: Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương - Hải Vân - Non Nước, được Tổng cục Du lịch VN xác định là trọng điểm của du lịch miền Trung.
Chỉ một thời gian ngắn nữa, khi hầm đường bộ chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2005, đèo Hải Vân sẽ được quy hoạch phục vụ cho mục đích chính là trở thành điểm tham quan, du lịch trọng điểm trên tuyến Bắc - Nam. Khi ấy, du lịch đèo Hải Vân sẽ càng khởi sắc hơn!
Chùa Non Nước - Ngũ Hành SơnChùa Non Nước - Ngũ Hành Sơn - Chùa chiền và hang động là hai điểm nổi bật của danh thắng Non Nước - Ngũ Hành Sơn. Tại đây không có chùa chiền hoặc chỉ có hang động mà chùa chiền và hang động luôn luôn hòa quyện với nhau như hình với bóngang động là do thiên nhiên phú cho, còn chùa chiền là do con người tạo dựng. Hang động và chùa chiền hòa quyện với nhau tức thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau. Hang động có chùa chiền, hang động thêm sinh khí. Chùa chiền có hang động, chùa chiền thêm linh thiêng, cổ kính. Chùa chiền tô điểm cho hang động vốn đã đẹp lại càng thêm đẹp.
Danh thắng Non Nước - Ngũ Hành Sơn đã hội tụ được cả hai điều đó. Có thể nói đây là cả một thế giới chùa chiền hang động. Bên cạnh các chùa Tam Thai, Tam Tôn, Từ Tâm là cả một cụm hang động Hoa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, phía sau chùa Linh ứng là động Tàng Chân với một loạt các hang động như các động Tam Thanh, Chiêm Thành, Bàn Cờ, hang Ráy, hang Gió. Chùa Linh Sơn được xây dựng bên cạnh động Huyền Vi, chùa Thái Sơn bên cạnh động Tam Thanh, chùa Quán Thế Âm bên cạnh động cùng tên, vân vân. Ngày xuân, rủ nhau lên núi Non Nước vãng cảnh chùa, lễ Phật, thăm hang động, từ bao đời nay đối với người dân xứ Quảng là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của địa phương.
Các chùa tại Non Nước - Ngũ Hành Sơn thường được xây dựng tại lưng chừng núi, bên cạnh các hang động, lấy núi làm chỗ dựa, rất hài hòa với cảnh trí thiên nhiên chung quanh. Có những ngôi chùa đã có mặt tại đây từ những thế kỷ XVII - XVIII từ dưới thời các chúa Nguyễn, nếu không phải là từ thế kỷ XV từ thời Hồng Đức, có những ngôi chùa được xây dựng dưới triều Tây Sơn nhưng cũng có những ngôi chùa vừa mới được xây dựng cách đây không lâu. Có những ngôi chùa đã được trùng tu nhiều lần và tồn tại cho đến ngày nay nhưng cũng có những ngôi chùa hiện nay không còn nữa. Lúc ban đầu, hầu hết các ngôi chùa đều bằng tranh tre chỉ sau khi vua Minh Mạng cho làm các đường cấp đi lên núi từ đầu thế kỷ XIX, thì các chùa mới được xây dựng lại bằng gạch ngói.
Trước đây, hang động và chùa chiền tại
Non Nước - Ngũ Hành Sơn cũng đã từng là nơi dân chúng thường đến làm lễ "ăn thề" hoặc "cầu tự ". Trong các hang động, người ta vừa thờ các vị thần của người Chiêm, thờ Thiên Y A Na Chúa Ngọc, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân, Tam Thanh, vừa thờ Phật .v.v...Còn trong các chùa người ta chỉ thờ "tiền Phật, hậu Tổ" chứ không kết hợp với việc thờ các vị thần tự nhiên như "tiền Phật, hậu Thần", "tiền Phật, hậu thánh hoặc" tiền Phật, hậu Mẫu. Các chùa ở Non Nước - Ngũ Hành Sơn đều theo phái Đại Thừa nên không chỉ thờ riêng Đức Phật Thích Ca mà còn thờ các vị Phật khác, các nhà tu hành ở đây không mặc đồ màu vàng mà mặc đồ màu nâu hoặc màu lam. Sắc phục màu vàng chỉ dùng khi làm lễ.
Các chùa tại Non Nước - Ngũ Hành Sơn đã từng được công nhận là quốc tự, tại đây cũng đã có quốc sư và tăng cang.
Comments[ 0 ]
Post a Comment